Quy định về Phán quyết trọng tài thương mại? Vấn đề hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật hiện hành? Toà án xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài?
Trong các Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay, Trọng tài thương mại với những ưu điểm của mình là biện pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề liên quan tới thương mại. Như Vậy, để biết được phán quyết của trọng tài thương mại như thế nào và Vấn đề hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật hiện hành được quy định ra sao? Dưới đây Luật Dương Gia chúng tôi xin cung cấp thông tin về bài viết.
Cơ sở Pháp Lý: Luật trọng tài Thương Mại 2010
Luật sư
1. Quy định về Phán quyết trọng tài thương mại
1.1. Phán quyết trọng tài Là gì?
Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp thương mại và chấm dứt tố tụng trọng tài.
1.2. Nguyên tắc thi hành phán quyết trọng tài
Căn cứ tại điều 4
Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Như vậy, nhà nước ta khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết, Nhưng lưu ý là không phải lúc nào các bên phải thi hành phán quyết cũng chấp nhận thực hiện đầy đủ các yêu cầu đó. Vì thế, để đảm bảo cho phán quyết được thực hiện trên thực tế, pháp luật đã quy định rõ đó là: bên được thi hành có quyền gửi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết sau khi đáp ứng các điều kiện nhất định.
1.3. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
– Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
– Đối với Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi hoặc thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó Lưu ý với trường hợp các bên có thoả thuận khác.
– Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia và tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó và trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác quy định
1.4. Xác định Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
Tại Điều 8. Xác định Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài quy định:
1. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết.
2. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng.
Theo đó chúng ta có thể thấy, Xác định Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài là việc rất quan trọng vì nó quyết định thẩm quyền trong các trường hợp khác nhau về việc giải quyết. Theo đó thì Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết và Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Vấn đề hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật hiện hành
Pháp luật hiện hành quy định phán quyết trọng tài là chung thẩm, các bên có nghĩa vụ phải thi hành. Tuy nhiên, Tòa án có thể tuyên hủy phán quyết trọng tài trong một số trường hợp nhất định.
2.1. Căn cứ tuyên hủy phán quyết trọng tài
– Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
– Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
+ Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này
+ Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ
+ Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
+ Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
– Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:
+ Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
+ Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.
2.2. Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Theo quy định tại Điều 69, Luật trọng tài thương mại Việt Nam, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhân được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp có thể hủy phán quyết trọng tài thì có thể làm đơn gửi tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ vào hợp pháp.
2.3. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
– Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
– Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
– Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
– Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
3. Toà án xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
Tại Điều 71. Toà án xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài quy định:
1. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Toà án có thẩm quyền
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu.
3. Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên, nếu có, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Hội đồng xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.
4. Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định tại Điều 68 của Luật này và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết. Sau khi xem xét đơn và các tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
5. Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài. Trong trường hợp bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên Trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp.
7. Theo yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp, Hội đồng xét đơn yêu cầu có thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn không quá 60 ngày để tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tố tụng trọng tài theo quan điểm của Hội đồng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài. Hội đồng trọng tài phải thông báo cho Tòa án biết về việc khắc phục sai sót tố tụng. Trường hợp Hội đồng trọng tài không tiến hành khắc phục sai sót tố tụng thì Hội đồng tiếp tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
8. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành.
9. Trong mọi trường hợp, thời gian giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, thời gian tiến hành thủ tục hủy phán quyết trọng tài tại Tòa án không tính vào thời hiệu khởi kiện.
10. Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
Như vậy có thể hiểu Hủy phán quyết trọng tài Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài và Toà án có thẩm quyền thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc và các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. Trong mọi trường hợp, thời gian giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, thời gian tiến hành thủ tục hủy phán quyết trọng tài tại Tòa án không tính vào thời hiệu khởi kiện và Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng của việc hủy phán quyết trọng tai.
Trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về Vấn đề hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật hiện hành và các thông tin pháp lý bổ ích khác kèm theo.