Hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú, tạm trú trái pháp luật. Thẩm quyền và trình tự thực hiện.
Hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú, tạm trú trái pháp luật. Thẩm quyền và trình tự thực hiện.
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Cư trú 2006, sửa đôi bổ sung 2013;
2. Luật sư tư vấn:
Đăng ký thương trú, tạm trú trái pháp luật là việc đăng ký thường trú,trạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng điều kiện và đối tượng theo quy định của Luật Cư trú 2006.
Việc đăng ký thường trú,tạm trú trái pháp luật ảnh hưởng đến việc cư trú của cá nhân, ảnh hưởng đến công tác quản lý về cư trú của các cơ quan nhà nước.
Theo quy định tại Điều 37 Luật cư trú 2006 thì khi có việc đăng ký thường trú, tạm trú trái pháp luật theo quy định thì thủ trưởng cơ quản quản lý cư trú cấp trên trực tiếp có tách nhiệm hủy bỏ việc đăng ký đó, trên cơ sở đó thì cơ quan có thẩm quyền xóa việc đăng ký thường trú, tạm trú và phải đăng ký thường trú, tạm trú lại
1. Hủy bỏ đăng ký thường trú trái pháp luật
– Căn cứ hủy bỏ: kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật phải dựa trên các căn cứ theo quy định là có sự vi phạm về thẩmquyền, đăng ký không đúng đối tượng, đăng khí không đúng điều kiện theo quy định của Điều 19 ( đăng ký thường trú tại tỉnh) và Điều 20 ( đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương) của Luật Cư trú 2006, sửa đôi bổ sung 2013, Luật cư trú 2006.
– Thẩm quyền hủy bỏ việc đăng ký thường trú trái pháp luật: Điều 14 Thông tư số 35/2014/TT-BCA thì thẩm quyền hủy bỏ việc đăng ký thường trú trái pháp luật như sau:
+ Giám đốc Công an cấp tỉnh hủy bỏ việc đăng ký thường trú trái pháp luật của Công an quận/huyện/thị xã thuộc thành phố trung ương, công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
+ Trưởng công an huyện thuộc tỉnh hủy bỏ việc đăng ký thường trú trái pháp luật của Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh.
– Thực hiện việc hủy bỏ việc đăng ký thường trú trái pháp luật:
Theo quy định pháp luật, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hủy bỏ việc đăng ký thường trú trái pháp luật của những người có thẩm quyề nêu trên, cơ quan đã đăng ký thường trú phải :
+ Xóa tên cá nhân đã bị đăng ký trái pháp luật trong sổ hộ khẩu và sổ đăng ký thường trú.
+ Trường hợp việc đăng ký trái pháp luật đối với tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu thì phải thu hồi sổ hộ khẩu.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày xóa đăng ký thường trú thì Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải thông báo cho tang thư căn cước công dân và Công an xã, phường, thị trấn; Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh phải thông báo cho Công an huyện. Công an huyện trong thời hạn 03 ngày phải thông báo cho tang thư căn cước công dân kể từ ngày nhận được thông báo của công an xã, thị trấn.
Cơ quan có thẩm quyền phải đăng ký thường trú lại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
2. Hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật:
– Căn cứ: Việc hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật phải căn cứ vào việc đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, đối tượng và điều kiện quy định tại Điều 30 Luật cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013 và Thông tư 35/2014/TT-BCA.
– Người có thẩm quyền hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật: là Công an huyện, quân, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Thực hiện bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật:
+ Khi phát hiện có việc đăng ký tạm trú trái pháp luật, Công an huyện, quân, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có quyết định hủy bỏ việc đăng ký tạm trú trái pháp luật, gửi cho công an xã, phương, trị trấn đã đăng ký, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thì công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xóa tên người đăng ký tạm trú trái pháp luật trong sổ tạm trú, sổ đăng ký tạm trú, thu hồi sổ tạm trú (nếu hủy bỏ đăng ký trái pháp luật tất cả những người có tên trong sổ tạm trú).
+ Cơ quan có thẩm quyền phải đăng ký tạm trú lại theo quy định pháp luật.