Khi mới tham gia hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền hủy hợp đồng bảo hiểm AIA khi chưa thực hiện thủ tục ký hợp đồng chính. Đây được xem là quyền lợi mà pháp luật quy định giúp cho bên mua bảo hiểm có thời gian để tìm hiểu kỹ hơn về hợp đồng bảo hiểm và đưa ra quyết định cuối cùng trước khi tham gia hợp đồng chính thức.
Mục lục bài viết
1. Hủy hợp đồng bảo hiểm AIA khi chưa ký hợp đồng chính:
Tại Việt Nam, bảo hiểm AIA chính thức hoạt động từ năm 2000 đến nay, loại hình bảo hiểm này lấy tên công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam. Vì vậy có thể nói, hợp đồng bảo hiểm AIA là tên gọi khác của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Trong đời sống, bảo hiểm nhân thọ được coi là sản phẩm của công ty kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ thiết kế với rất nhiều quyền lợi và điều khoản rõ ràng nhằm mục đích bảo vệ cho người tham gia bảo hiểm trước những biến cố về sức khỏe hoặc các rủi ro về thân thể, thậm chí là tính mạng. Việc tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng được coi là một trong những hình thức tiết kiệm của con người với mức lãi suất vô cùng ổn định. Vì vậy bảo hiểm nhân thọ đang ngày càng được coi trọng trong xã hội. Quá trình tham gia bảo hiểm nhân thọ giữa người tham gia bảo hiểm với công ty bảo hiểm sẽ được xác lập bằng hợp đồng bảo hiểm, người ta gọi đó là hợp đồng bảo hiểm AIA.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định: Hợp đồng bảo hiểm được coi là sự thỏa thuận của các bên, giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam, các tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm sẽ phải có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc các tổ chức tương hỗ cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường và trả tiền bảo hiểm theo sự thỏa thuận với bên mua bảo hiểm được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Để bảo vệ quyền lợi cho bên mua bảo hiểm, pháp luật cho phép bên mua bảo hiểm được quyền hủy hợp đồng bảo hiểm AIA khi chưa thực hiện thủ tục ký hợp đồng bảo hiểm chính. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về thời gian cân nhắc bảo hiểm. Theo đó, đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm, theo quy định của pháp luật, trong khoảng thời hạn 21 ngày được tính kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, các chủ thể được xác định là bên mua bảo hiểm sẽ có quyền từ chối tiếp tục tham gia hợp đồng bảo hiểm đó sao quá trình cân nhắc. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thực hiện hành vi từ chối tiếp tục hoạt động tham gia bảo hiểm, thì theo quy định của pháp luật, hợp đồng bảo hiểm đó sẽ bị hủy bỏ. Bên mua bảo hiểm sẽ được hoàn trả lại phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý được quy định phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm sẽ không phải thực hiện trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Như vậy có thể nói, bên mua bảo hiểm sẽ qua khoảng thời gian đó là 21 ngày được tính kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, đưa ra quyết định cân nhắc của mình trước khi chính thức tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm chính. Trong trường hợp này, bên mua bảo hiểm vẫn sẽ được bảo hiểm, hưởng các quyền lợi như hợp đồng bảo hiểm chính thức. Ngoài ra, bên mua bảo hiểm còn có thêm một số quyền lợi cơ bản sau:
– Bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu thay đổi hoặc bổ sung thêm một số quyền lợi của mình trong hợp đồng bảo hiểm;
– Bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn tăng hoặc giảm mệnh giá được quy định trong hợp đồng bảo hiểm;
– Bên mua bảo hiểm có thể chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ AIA, nếu như bên mua bảo hiểm có hành vi hủy hợp đồng trong khoảng thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí sản phẩm bảo hiểm chính và sản phẩm bảo hiểm bổ trợ sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý, thông thường chi phí hợp lý trong trường hợp này chỉ bao gồm phí khám sức khỏe.
Như vậy bên mua bảo hiểm cần phải lưu ý rằng, không phải tất cả các sản phẩm bảo hiểm pháp luật quy định bên mua bảo hiểm đều có 21 ngày để cân nhắc trước khi ký hợp đồng chính thức. Bên mua bảo hiểm cần phải đọc kỹ và đọc đầy đủ các thông tin liên quan đến sản phẩm bảo hiểm, tư vấn kỹ càng để có thể nắm rõ quy định này.
2. Khi nào nên hủy hợp đồng bảo hiểm AIA khi chưa ký hợp đồng chính?
Trong quá trình tham gia bảo hiểm, có thể xảy ra những sự kiện không thể lường trước được, khi đó bên mua bảo hiểm có nhu cầu hủy hợp đồng bảo hiểm khi chưa ký hợp đồng chính thức. Pháp luật hiện nay cũng đã có quy định khoản thời hạn 21 ngày để bên mua bảo hiểm có khả năng cân nhắc lại quyết định tham gia bảo hiểm của mình trước khi ký hợp đồng bảo hiểm chính thức. Có thể kể đến một số trường hợp nên thực hiện thủ tục hủy hợp đồng bảo hiểm trước khi ký hợp đồng chính bao gồm:
– Bên mua bảo hiểm gặp khó khăn về tài chính đột ngột và rất khó để có thể duy trì mức đóng phí xuyên suốt trong quá trình và trong thời gian thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
– Nhận thấy mức phí bảo hiểm quả cao và vượt ngoài khả năng của bên mua bảo hiểm;
– Chưa tìm hiểu rõ và chưa tìm hiểu đầy đủ các thông tin, cần thời gian để tìm hiểu thêm các thông tin trong hợp đồng bảo hiểm.
Hủy hợp đồng bảo hiểm trong khoảng thời hạn 21 ngày được xem là quyền mà pháp luật trao cho bên mua bảo hiểm. Người dân nên tận dụng khoảng thời gian này để đưa ra cân nhắc kỹ lưỡng về các điều khoản và quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm, đưa ra quyết định về việc mình có nên tiếp tục hay hủy hợp đồng bảo hiểm đó hay không. Nếu như hủy hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm sẽ được hoàn trả toàn bộ chi phí đã nộp, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý, thông thường đó là chi phí khám sức khỏe. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, bên mua bảo hiểm không nên chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong khoảng thời gian này, mà cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ nên chấm dứt khi rơi vào một số trường hợp đặc biệt.
3. Công ty bảo hiểm có được tự ý hủy hợp đồng bảo hiểm AIA với khách hàng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sẽ có một số quyền như sau:
– Thu phí bảo hiểm theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm;
– Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ và cung cấp trung thực mọi thông tin có liên quan đến quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
– Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
– Từ chối bồi thường phải từ chối chi trả các khoản tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của mình hoặc thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo sự thỏa thuận của các bên ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về trách nhiệm và hậu quả pháp lý do hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, trường hợp bên mua bảo hiểm có hành vi cố tình cung cấp các thông tin không đầy đủ và cung cấp thông tin sai sự thật nhầm mục đích giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường vật được chi trả các khoản tiền bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoàn toàn có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đó. Doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường, chi trả các khoản tiền bảo hiểm hoặc hoàn trả lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm sẽ phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nếu như có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Như vậy có thể nói, công ty bảo hiểm giá chỉ có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đối với khách hàng trong trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, cụ thể là trong trường hợp bên mua bảo hiểm có hành vi cố tình cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhầm mục đích giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường, chi trả tiền bảo hiểm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022.