Hiện nay, có rất nhiều câu hỏi gửi về Luật Dương Gia về vấn đề Hưởng phụ cấp thâm niên với công nhân viên quốc phòng được quy định như thế nào? Để đảm bảo quyền lợi của công nhân viên quốc phòng, pháp luật đã có những quy định cụ thể dưới đây.
Mục lục bài viết
- 1 1. Công nhân và viên chức quốc phòng là ai?
- 2 2. Mức phụ cấp thâm niên với công nhân và viên chức quốc phòng:
- 3 3. Thời gian tính hưởng và không tính hưởng phụ cấp thâm niên với công nhân và viên chức quốc phòng:
- 4 4. Chế độ nâng lương với công nhân và viên chức quốc phòng:
- 5 5. Chế độ nghỉ ngơi của công nhân và viên chức quốc phòng:
1. Công nhân và viên chức quốc phòng là ai?
Hiện nay, theo khoản 2 Điều 2 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định chi tiết về công nhân và viên chức quốc phòng. Theo đó, công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, thì được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.
Vậy, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân viên chức quốc phòng theo quy định hiện nay được hiểu như thế nào?
– Quân nhân chuyên nghiệp có thể hiểu đó là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân tuyển dụng, được tuyển chọn, theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.
– Còn công nhân và viên chức quốc phòng được hiểu là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân làm việc theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.
2. Mức phụ cấp thâm niên với công nhân và viên chức quốc phòng:
Hiện nay, có rất nhiều câu hỏi được gửi về Luật Dương Gia về việc phụ cấp thâm niên của công nhân viên chức hay mức tính phụ cấp như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu mức phụ cấp thâm niên với công nhân và viên chức dựa trên một ví dụ sau:
Chị Minh ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh có gửi câu hỏi về cho chúng tôi như sau:
Tháng 11-2010, tôi được tuyển dụng vào công nhân quốc phòng để làm việc. Công việc của tôi là giáo viên cấp 2. Tháng 7-2017, Công nhân Quốc phòng cũng được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Như vậy, tôi muốn hỏi thời gian tôi vừa là giáo viên mầm non, vừa là công nhân Quốc phòng thì được hưởng phụ cấp thâm niên như thế nào?
Cảm ơn câu hỏi của chị Minh đã gửi về Luật Dương Gia chúng tôi. Hiện nay, căn cứ vào quy định hiện hành, thì nếu trong cùng một thời điểm làm việc, được hưởng nhiều loại phụ cấp thâm niên của nhiều ngành, nghề khác nhau thì chỉ được hưởng một loại phụ cấp thâm niên.
Như vậy, thời gian từ tháng 11-2010 đến tháng 11-2017 là 7 năm chị Minh vừa là giáo viên mầm non, vừa là CNQP nhưng theo quy định chị Minh chỉ được hưởng một loại phụ cấp thâm niên.
Ngoài ra, mức phụ cấp thâm niên với công nhân và viên chức quốc phòng dựa theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP như sau:
– Đối với công nhân viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội đủ 5 năm thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
– Trường hợp phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng hoặc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Thời gian tính hưởng và không tính hưởng phụ cấp thâm niên với công nhân và viên chức quốc phòng:
Chị Nguyễn Thị Minh Anh ở xã An Lôc, Lộc Hà, Thanh Hóa hỏi: Tháng 2-2012 tôi được tuyển dụng vào CNQP tháng 2-2020, tôi sinh con đầu lòng và nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định là 6 tháng như những thai phụ khác. Như vậy, Luật sư có thể giải đáp giúp tôi thời gian tôi hưởng chế độ thai sản có được cộng để tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định không?
Cảm ơn chị Minh Anh, Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của chị như sau Theo quy định về việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng thì thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên đó là: Thời gian thai sản, thời gian nghỉ ốm đau,vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, thời gian đồng chí nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được cộng với thời gian đồng chí được tuyển dụng công nhân viên quốc phòng để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Thời gian tính hưởng và không tính hưởng phụ cấp thâm niên với công nhân và viên chức quốc phòng được quy định cụ thể tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP như sau:
– Thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên với công nhân và viên chức quốc phòng:
+ Thời gian mà nhân viên chức quốc phòng phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội;
+ Thời gian nhân viên chức quốc phòng được hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
– Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên với công nhân và viên chức quốc phòng:
+ Thời gian nhân viên quốc phòng nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nhân viên quốc phòng nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuận lợi cho việc phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
4. Chế độ nâng lương với công nhân và viên chức quốc phòng:
Quy định về chế độ nâng lương với công nhân và viên chức quốc phòng theo Điều 37 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 cụ thể như sau:
– Đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nâng lương nếu đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, năng lực, đạo đức, nghiệp vụ trình độ chuyên môn kỹ thuật và đủ thời hạn nâng lương cho từng đối tượng.
– Việc nâng lương đối với một quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng mỗi lần chỉ được nâng một bậc; Nếu trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, học tập và trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng lương trước thời hạn hoặc vượt bậc.
Trong thời hạn xét nâng lương nếu quân nhân đó bị vi phạm kỷ luật quân đội và pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị kéo dài thời hạn xét nâng lương.
5. Chế độ nghỉ ngơi của công nhân và viên chức quốc phòng:
Ngoài các phúc lợi nêu trên thì chế độ nghỉ ngơi của công nhân và viên chức quốc phòng theo Điều 38 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 như sau:
– Công nhân và viên chức, quân nhân chuyên nghiệp quốc phòng được nghỉ ngơi theo thời gian được quy định của
– Trường hợp vì lý do yêu cầu nhiệm vụ mà không được bố trí nghỉ hằng năm thì ngoài khoản tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
– Nếu có lệnh động viên, hoặc trong thời chiến và trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ thực hiện chế độ nghỉ ngơi; thì ngay khi nhận được thông báo quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang nghỉ phải trở về đơn vị.
5.1. Cách tính phụ cấp thâm niên của Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã:
– Căn cứ tại khoản 4 Điều 33 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định về Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên thì được hưởng phụ cấp thâm niên,
– Ngoài ra, khoản 1 Điều 10
5.2. Cách tính phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã:
– Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định: Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, dân quân thường trực, các chức vụ chỉ huy đơn vị dân quân cơ động,được hưởng những chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự.
– Tại khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp đặc thù như sau. Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự được tính bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng bao gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp hằng tháng, phụ cấp thâm niên.
Thời gian để được hưởng phụ cấp đặc thù quân sự, quốc phòng, tính từ ngày có
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015;
– Luật Dân quân tự vệ năm 2019;
– Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ;
– Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng.