Khi người tham gia bảo hiểm y tế bị mất thẻ thì có thể thực hiện thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong một số trường hợp thuận lợi hơn, có thể xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn quy trình xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thông qua ứng dụng VssID có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn xin cấp lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID:
Thay vì đến trực tiếp làm việc tại cơ quan bảo hiểm xã hội, khi mất thẻ bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế bị hỏng thì có thể thực hiện thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế tại nhà thông qua ứng dụng bảo hiểm xã hội, hay còn được gọi là ứng dụng VssID. Quy trình xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thông qua ứng dụng bảo hiểm xã hội như sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục đăng nhập tài khoản ứng dụng bảo hiểm xã hội (VssID) bằng mã số sổ bảo hiểm xã hội, sau đó nhập mật khẩu do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp.
Bước 2: Tại trang Quản lý cá nhân, lựa chọn dịch vụ công, sau đó chọn vào mục “cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do bị mất/hoặc bị hỏng”.
Bước 3: Tiếp tục lựa chọn “hình thức trả kết quả”. Trong trường hợp chọn hình thức trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thì người tham gia bảo hiểm y tế cần phải tự đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đăng ký để nhận kết quả trực tiếp. Trong trường hợp chọn địa chỉ nhận kết quả thông qua dịch vụ bưu chính công ích thì cần phải ghi cụ thể địa chỉ để bưu điện có thể giao thẻ bảo hiểm y tế tận nơi, tuy nhiên cước phí dịch vụ sẽ do cá nhân tự chi trả.
Bước 4: Chọn vào nút “gửi”, bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ gửi mã OTP, xem mã và nhập mã OTP, sau đó chọn nút “xác nhận” để hoàn tất quá trình xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
2. Điều kiện xin cấp lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID là gì?
Quá trình xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cần phải đáp ứng được điều kiện nhất định. Điều kiện xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bao gồm các điều kiện cơ bản như sau:
– Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp: người tham gia chế độ bảo hiểm y tế bị mất thẻ bảo hiểm y tế, trong trường hợp thẻ bảo hiểm y tế bị lỗi do tổ chức bảo hiểm y tế hoặc do cơ quan lập danh sách bảo hiểm y tế;
– Trong thời gian chờ cấp thẻ bảo hiểm y tế, người tham gia chế độ bảo hiểm y tế vẫn sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế;
– Thành phần hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cần phải đầy đủ và hợp pháp. Tài liệu giấy tờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế sẽ bao gồm: Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế, tờ khai điều chỉnh thông tin bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành phải giấy tiếp nhận hồ sơ và giấy hẹn trả kết quả cấp lại thẻ bảo hiểm y tế theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 4 phụ lục ban hành kèm theo
3. Xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế qua ứng dụng VssID thì bao lâu nhận được thẻ mới?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Văn bản hợp nhất
– Thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật sẽ được cấp lại trong trường hợp bị mất thẻ bảo hiểm y tế đó;
– Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế cần phải có đơn đề nghị xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế;
– Trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, tổ chức bảo hiểm y tế cần phải cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho người đang tham gia chế độ bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thì người tham gia chế độ bảo hiểm y tế vẫn sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, theo quy định nêu trên thì thời gian giải quyết thủ tục hành chính xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp thẻ bảo hiểm y tế bị lỗi được xác định là 07 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Và người tham gia chế độ bảo hiểm y tế sẽ được nhận lại thẻ bảo hiểm y tế sau khoảng thời gian này. Đồng thời, nếu trong khoảng thời gian người tham gia bảo hiểm y tế đang cho xử lý thành phần hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, đến khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì vẫn sẽ được hưởng đầy đủ chế độ quyền lợi của thẻ bảo hiểm y tế.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, có quy định cụ thể về thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Theo đó, người tham gia chế độ bảo hiểm y tế đang trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế/đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến thăm khám chữa bệnh cần phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ bảo hiểm y tế/giấy hẹn đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp hoặc các tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận thành phần hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, đổi thẻ bảo hiểm y tế, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 04 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, và một số loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
Đồng thời, việc thực hiện bảo hiểm y tế cần phải dựa trên một số nguyên tắc nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm y tế năm 2020 có quy định về nguyên tắc bảo hiểm y tế như sau:
– Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia chế độ bảo hiểm y tế với nhau;
– Mức đóng bảo hiểm y tế sẽ được xác định dựa trên phần trăm tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu, tiền chợ cấp và mức lương cơ sở do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
– Mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ được xác định theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia chế độ bảo hiểm y tế;
– Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia chế độ bảo hiểm y tế cùng nhau chi trả;
– Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, công khai, đảm bảo cân đối nguồn thu/chi, thống nhất, minh bạch, và được nhà nước bảo hộ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2020 Luật Bảo hiểm y tế;
– Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế;
– Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
– Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi NĐ 146/2018 quy định chi tiết Luật Bảo hiểm y tế;
– Thông tư 35/2021/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 9 Thông tư 30/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
THAM KHẢO THÊM: