Xác minh điều kiện để xét miễn, giảm thi hành án dân sự như thế nào? Hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự?
Pháp luật tố tụng dân sự nước ta được thiết lập bảo vệ quyền, lợi ích của chủ thể tham gia các giao dịch dân sự và dẫn tới tranh chấp dẫn tới cần có sự can thiệt của phán Tòa án, mà được nhận thấy rõ nhất là trong hoạt động tố tụng được thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau. Bên cạnh quá trình phán quyết của Tòa án về quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân thì tiếp theo của giai đoạn này, Tòa án cần đưa phán quyết đã áp dụng các quy phạm pháp luật quyết định quyền và nghĩa vụ của các chủ chuyển cho cơ quan thi hành án để vụ việc cạnh tranh quyết định muốn trở thành hiện thức.
Nhưng, không phải vụ việc dân sự nào thì cũng phải thực thi nghĩa vụ thi hành án dân sự của chủ thể trong vụ án đó. Do đó, mà pháp luật Thi hành án dân sự đã có những quy định về việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự. Vậy pháp luật có quy định về điều kiện để xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Trình tự thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đấy, Luật Dương Gia sẽ giúp quý bạn đọc tiền hiểu về việc hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.
Cơ sở pháp lý:
–
–
1. Xác minh điều kiện để xét miễn, giảm thi hành án dân sự như thế nào?
Trên phương diện của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì định nghĩa về thi hành án dân sự là một dạng hoạt động tư pháp trong việc thực hiện bản án, quyết định dân sự của Tòa án và các quyết định của các cơ quan, tổ chức khác được đưa ra thi hành. Chính vì vậy mà khổng thể không nhận định về hoạt động dân tới kết quản phải thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự dó là việc Tòa án, trọng tài, hội đồng thực hiện việc hoạt động xét xử và xử lí vụ việc cạnh tranh. Bên cạnh đó, thì thi hành án dân sự còn được biết đến là quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sau khi cơ quan có thảm quyền xét xử, giải quyết tranh chấp.
Hay nói cách khác thì tiền đề của thi hành án dân sự là việc xét xử của Tòa án, trọng tài, hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh. Bởi lẽ, không có xét xử thì không có thi hành án dân sự. Bên cạnh việc thực hiện qúa trình thi hành án đới với dương sự trong vụ án thì đối với một số trường hợp theo như quy định của pháp luật Thi hành án dân sự sẽ được xét về việc miễn, giảm thi hành án. Đối với việc xác minh điều kiện để xét miễn, giảm thi hành án được thực hiện dựa trên quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 15/9/2015, việc xác minh điều kiện để xét miễn, giảm thi hành án được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:
– Thủ trường cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án đối với người phải thi hành án quy định tại Điều 44a Luật thi hành án dân sự; đủ điều kiện về thời hạn, mức tiền quy định về điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của Luật thi hành án dân sự và điều kiện tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-VKSNDTC-TANDTC.
– Cơ quan thi hành án dân sự nhận được đơn đề nghị xét miễn, giảm của người phải thi hành án.
– Cơ quan thi hành án dân sự nhận được yêu cầu lập hồ sơ
Bên cạnh những trường hợp được xác nhân là đủ điều kiện xét miễn giảm thì cần phải thực hiện theo như trình tự thủ tục được xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự trong mục 2 dưới đây. Còn đối với những đề nghị xét miễn, giảm nhưng người phải thi hành án không đủ điều kiện được xét miễn, giảm theo quy định của pháp luật thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người phải thi hành án đã có đơn đề nghị xét miễn, giảm thi hành án hoặc viện kiểm sát đã có yêu cầu lập hồ sơ xét miễn, giảm đó biết, nêu rõ lí do chưa đủ điều kiện được xét miễn, giảm và không phải tiến hành xác minh về việc đề nghị xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự theo như quy định của pháp luật hiện hành về việc này.
2. Hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự
Bước 1:Yêu cầu xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự
Đương sự cần phải thi hành án dân sự trong vụ án dân sự cần phải làm đơn xin miễn giảm Thi hành án dân sự. Nếu đương sự muốn được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án thì phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm thi hành án và gửi cho Tòa án có thẩm quyền trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có đơn đề nghị.
Sau khi đã nhận được đơn đề nghị của đương sự trong vụ án thì chấp hành viên tiến hành xác minh để lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án. Trong trường hợp xét thấy đương chưa đủ các điều kiện quy định được nêu ở mục 1 của bài viết này thì cơ quan Thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho đương sự có đề nghị được biết về việc mình đã đáp ứng đủ điều kiện được xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.
Bước 2: Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự
Trên cơ sở quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành thì việc lập hồ sơ đề nghị toà án có thẩm quyền xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành các khoản thu nộp ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án. bên cạnh đó, theo như quy định của pháp luật thì việc thi hành án đang do cơ quan thi hành án dân sự cấp tinh tổ chức thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm và chuyển cho toà án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp tinh đóng trụ sở.
Điều này được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-VKSNDTC-TANDTC thì Chấp hành viên lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án, báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự để chuyển Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện kiểm sát theo quy định pháp luật trong thời hạn là năm ngày kể từ ngày có kết quả xác minh người phải thi hành án đủ điều kiện xét miễn, giảm thi hành án. Cho dù là thuộc thẩm quyền của ai thì theo như quy định tại Điều 62 Luật thi hành án dân sự quy định hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm bao gồm những tài liệu sau:
– Đơn yêu cầu được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành nghĩa vụ nộp khoản thu cho ngân sách nhà nước (nếu có).
– Văn bản đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc của viện trưởng viện kiểm sát trong trường hợp có đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
– Bản án, quyết định của toà án, quyết định thi hành án cùa cơ quan thi hành án dân sự.
Bước 3: Thụ lý hồ sơ
Việc thụ lý hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án dân sự được quy định tại khoản 1 điều 9 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-VKSNDTC-TANDTC thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền xét miễn, giảm thi hành án phân công một Thẩm phán thụ lý hồ sơ và giải quyết việc xét miễn, giảm thi hành án trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án.
Bên cạnh đó thì pháp luật hiện hành cũng có quy định về việc Thẩm phán được phân công có quyền yêu cầu Viện kiểm sát hoặc cơ quan Thi hành án dân sự giải thích những điểm chưa rõ hoặc bổ sung giấy tờ cần thiết trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Sau khi nhận được hồ sơ trong thời hạn 2 ngày làm việc, Tòa án có thẩm quyền sẽ phải thụ lý hồ sơ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án, Chánh án Tòa án có thẩm quyền sẽ phân công một thẩm phán thụ lý hồ sơ và giải quyết việc xét miễn, giảm thi hành án.
Bước 4:Tiến hành xét miễn giảm THA
Tổ chức phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phải mở phiên họp xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án, ý kiến phát biểu của đại diện Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án dân sự và quy định của pháp luật, thẩm phán được phân công sẽ ra quyết định giải quyết đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
Ra quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ miễn giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; quyết định miễn thi hành khoản nộp ngân sách nhà nước, số tiền được giảm, số tiền còn lại phải thi hành, số tiền lãi chậm thi hành án được miễn (nếu có).
Như vậy, sự ra đời của pháp luật Thi hành án dân sự đã có những quy định về xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ án dân sự hoặc bảo đảm thi hành án dân sự được thực hiện đối với những người thực hiện việc chấp hành thì hành án dân sự nhưng không có tài sản để thi hành án này. Bên cạnh đó, thủ tục xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, bổ sung năm 2014 và các văn bản khác được ban hành kèm theo để quy định về vấn đề xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.