Cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB, CIF là hình thức tính thuế được áp dụng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp hiện nay. Dưới đây là bài viết hướng dẫn tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB, CIF.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB, CIF:
1.1. Trị giá FOB là gì? FOB khác gì so với trị giá CIF:
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BCT về trị giá FOB như sau: Trị giá FOB được hiểu là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu trong đó bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá FOB được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan.”
Trong khi đó, trị giá CIF được định nghĩa như sau:
“Trị giá CIF được hiểu là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. CIF được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trị giá FOB sẽ là trị giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu, trong đó không bao gồm chi phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F). Còn trị giá CIF thì ngược lại, bao gồm cước vận tải, phí bảo hiểm tính đến cửa khẩu hoặc cảng biển của nước nhập khẩu.
1.2. Cách tính trị giá FOB được thực hiện như thế nào?
Trị giá FOB được hiểu là trị giá ghi trên
Trị giá FOB = Giá xuất xưởng + Các chi phí khác |
Trong đó:
– Các chi phí khác: được hiểu là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu.
– Giá xuất xưởng = Chi phí xuất xưởng + Lợi nhuận.
– Chi phí xuất xưởng = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp.
+ Chi phí nguyên liệu trong đó bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm đối với nguyên vật liệu đó;
+ Chi phí nhân công trực tiếp trong đó bao gồm lương, các Khoản thưởng và những Khoản phúc lợi khác có liên quan đến quá trình sản xuất;
+ Chi phí phân bổ trực tiếp trong đó bao gồm: Chi phí nhà xưởng; xử lý các chất thải; lưu trữ trong nhà máy;an ninh; bảo hiểm; kiểm tra và thử nghiệm; nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; khuôn dập, khuôn đúc…
1.2.1. Cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB:
Cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB được căn cứ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Cụ thể thuế XNK sẽ được xác định theo trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.
Trị giá tính thuế (trị giá hải quan) được xác định đối với mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu như sau:
– Hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên (trị giá CIF).
– Hàng xuất khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu xuất (trị giá FOB).
1.2.2. Cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB:
Các tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB được áp dụng đối với hàng xuất khẩu. Công thức tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB như sau:
Thuế XNK = Trị giá tính thuế theo giá FOB x Thuế suất
1.3. Hướng dẫn quy trình tính thuế xuất nhập khẩu theo giá CIF:
1.3.1. Các yếu tố trong giá CIF tính thuế xuất nhập khẩu:
Giá CIF bao gồm 03 yếu tố chính gồm:
– Cost (giá) được hiểu là giá trị thực tế của hàng hóa và chi phí vận chuyển nội địa để đưa hàng đến cảng xuất khẩu
– Insurance (bảo hiểm) được hiểu là bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển giữa cảng xuất nhập khẩu
– Freight (vận chuyển) được hiểu là chi phí vận chuyển hàng từ cảng xuất hàng đến cảng nhập khẩu hàng hóa
1.3.2. Cách tính thuế nhập khẩu theo giá CIF:
Công thức để tính thuế GTGT hàng nhập khẩu được áp dụng theo công thức sau:
Thuế GTGT hàng nhập khẩu = Mức thuế suất thuế GTGT x [Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)]
Trong đó,
– Giá tính thuế nhập khẩu = Giá tính thuế theo giá CIF (gồm cả chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm)
– Thuế nhập khẩu theo giá CIF = Giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế nhập khẩu
– Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu = Giá tính thuế x Thuế suất x Thuế tiêu thụ đặc biệt
1.3.3. Cách tính thuế xuất khẩu theo giá CIF:
Các đơn vị có hàng hóa xuất khẩu cần lưu ý công thức tính thuế XNK theo giá CIF như sau:
Thuế xuất khẩu phải nộp = Giá tính thuế xuất khẩu x Mức thuế suất thuế xuất khẩu
Trong đó:
Giá tính thuế xuất khẩu được xác định là giá bán thực tế tại điểm xuất hàng hóa và không bao gồm phí vận chuyển, bảo hiểm quốc tế (khoản 1 Điều 10 Thông tư
Như vậy,
Giá tính thuế xuất khẩu = Giá CIF – Phí bảo hiểm (I) – Phí vận chuyển (F)
2. Thời gian nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định:
Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc nhóm đối tượng chịu thuế thì thời hạn nộp thuế sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản pháp lý về hải quan. Cụ thể:
– Phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc đã giải phóng hàng hóa theo quy định tại Luật Hải quan, trừ trường hợp NNT được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định
– Nộp thuế chậm nhất được xác định vào ngày thứ 10 của tháng kế tiếp đối với trường hợp NNT được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định. Quá thời hạn nộp thuế quy định mà NNT chưa nộp thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp.
Lưu ý: Đối với một số trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu như sau:
– Phải nộp tiền chậm nộp thuế của quy định tại Luật Quản lý thuế, kể từ ngày được thông quan hoặc đã giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế
– Thời hạn bảo lãnh được xác định tối đa trong vòng 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
– Trường hợp hết thời hạn bảo lãnh của tổ chức tín dụng mà NNT chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho đơn vị.
3. Nên lựa chọn nhập khẩu theo điều kiện CIF hay FOB?
Trong quan hệ thương mại quốc tế, nước xuất khẩu thì sẽ có thể hưởng nhiều lợi ích khi sử dụng giá CIF. Cụ thể:
– Quốc gia xuất khẩu sẽ có thể thu được tiền bảo hiểm và các cước phí vận chuyển, điều này không chỉ tăng thu ngoại tệ mà còn giúp duy trì sự ổn định trong cán cân thương mại.
– Bên xuất khẩu có thể sẽ tự chủ động trong quá trình thuê phương tiện vận chuyển và quản lý thời gian vận chuyển, tăng tính linh hoạt trong các giao dịch.
– Việc giải quyết việc làm ngoài ra còn đóng góp vào sự phát triển của các ngành vận tải và bảo hiểm trong nước.
– Nhà xuất khẩu cũng sẽ có thể nhận được một khoản hoa hồng từ các giao dịch bảo hiểm và cước vận chuyển.
Tuy nhiên, đối với những lợi ích này chỉ thực sự đạt được khi các công ty bảo hiểm và vận chuyển trong nước có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo rằng lợi nhuận không chảy ra nước ngoài. Điều này vẫn có thể giữ cho nước xuất khẩu hưởng được một phần lớn của giá trị giao dịch, giữ vững tình hình kinh tế nội địa.
Ngược lại, nước nhập khẩu có lợi khi sử dụng giá FOB, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và đóng góp vào ổn định cán cân thương mại.
Do đó, để quyết định lựa chọn tính thuế xuất nhập khẩu theo giá CIF hay giá FOB thì doanh nghiệp sẽ thường phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, mức độ chấp nhận rủi ro, và mối quan hệ giữa người mua và người bán trong quá trình xuất, nhập khẩu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu sửa đổi 2023;
– Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa.
THAM KHẢO THÊM: