Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, hoạt động tôn giáo của người Việt Nam có cổ truyền từ lâu đời, và các công trình tôn giáo cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Dưới đây là hướng dẫn về thủ tục xây dựng công trình tôn giáo theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Công trình tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
Về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng, hiện nay giới khoa học xã hội còn đang có rất nhiều ý kiến khác nhau. Từ cổ xưa khi con người suất hiện thì cuộc sống của họ luôn phải đấu tranh để sinh tồn và phát triển, họ đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh giữa cái thẻ với cả thể, giữa cả thể với cộng đồng trong một xã hội đầy trắc trở … Những hiện tượng thiên nhiên khiến họ không thể giải thích được. Từ đó con người đã suy nghĩ đến những hiện tượng thiên nhiên đó và bản thân con người, suy nghĩ đến xã hội là do những “đấng siêu nhiên” tạo ra, mình phải cầu cúng những “đấng siêu nhiên” thì cuộc đời con người mới tốt đẹp hơn. Như vậy niềm tin vào một hiện tượng siêu nhiên nào đó đã hình thành ngày một lan rộng trong hầu hết cộng đồng người trên thế giới, đó chính là tín ngưỡng và tôn giáo. Ở Việt Nam, quyền con người và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đã được nhà nước ghi nhận ngay từ bản hiến pháp đầu tiên, nó thể hiện bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ nhân dân, tôn trọng quyền công dân và quyền con người. Như vậy thì quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được hiểu là một trong những quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam. Công dân có quyền theo bất kỳ một tôn giáo nào mà họ mong muốn. Vì vậy các công trình tín ngưỡng tôn giáo có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và đời sống tâm linh. Tín ngưỡng và tôn giáo hiện nay được ghi nhận cụ thể tại Điều 2 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, trong đó tín ngưỡng là khái niệm để chỉ niềm tin của con người được thể hiện thông qua những nghi lễ gắn liền với các phong tục tập quán truyền thống từ đó mang lại sự an bình về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Bên cạnh đó thì tôn giáo là khái niệm để chỉ niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo lễ, nghi lễ và tổ chức.
Về công trình tín ngưỡng và tôn giáo, những công trình này ngày càng được trở nên phổ biến và tồn tại trên khắp mọi miền của Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định về việc xây mới và cải tạo, hoặc nâng cấp các công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, cụ thể như sau:
– Việc cải tạo hoặc nâng cấp và xây mới các công trình tín ngưỡng tôn giáo sẽ cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;
– Việc cải tạo hoặc nâng cấp và xây mới các công trình phụ trợ của cơ sở tín ngưỡng và tôn giáo cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình và nhà ở riêng lẻ xây dựng trong các khu vực đô thị và trung tâm cụm xã, các công trình tồn tại trong các khu bảo tồn và khu di tích lịch sử văn hóa, các khu di tích cách mạng;
– Việc tu sửa và phục hồi cơ sở tín ngưỡng tôn giáo là các khu di tích lịch sử văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng thì cần phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước, và phải được thực hiện dựa trên quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
2. Hướng dẫn thủ tục xây dựng công trình tôn giáo:
2.1. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 của Luật xây dựng năm 2020 thì thành phần hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình tôn giáo sẽ bao gồm những loại giấy tờ cơ bản sau đây:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu do pháp luật quy định;
– Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
– Bản vẽ quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng;
– Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của tổ chức thiết kế, cá nhân chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng;
– Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tôn giáo theo phân cấp.
2.2. Các nhóm công trình tôn giáo cần xin giấy phép xây dựng:
Theo quy định của pháp luật thì các nhóm công trình tôn giáo dưới đây sẽ cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng trước khi xây dựng công trình tôn giáo trên thực tế, bao gồm:
Nhóm 1: Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng. Theo quy định các công trình xây dựng tôn giáo, tín ngưỡng thuộc trường hợp bắt buộc phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Vì vậy những công trình thuộc loại này không được miễn xin giấy xép xây dựng. Nếu xây dựng công trình tôn giáo trái phép (không có giấy phép) sẽ bị xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.
Nhóm 2: Các công trình phụ trợ tôn giáo tín ngưỡng. Đối với các hoạt động cải tạo, nâng cấp và xây dựng công trình phụ trợ tôn giáo, tín ngưỡng mới sẽ phải xin cấp phép xây dựng công trình tôn giáo tín ngưỡng. Bởi xây dựng công trình phụ trợ cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo sẽ áp dụng theo các quy định về xây dựng các công trình, nhà ở riêng lẻ xây trong đô thị, trung tâm cụm xã, các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng, mà đây là các nhóm công trình phải xin giấy phép xây dựng.
Lưu ý rằng: Các quy định của luật xây dựng công trình tôn giáo bắt buộc phải được xây trên đất tôn giáo, và đất tôn giáo này đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó ghi rõ mục đích sử dụng. Và tất cả các chủ thể thực hiện hành vi xây dựng công trình tôn giáo trái phép trên đất không dùng cho tôn giáo thì phải chịu hình thức xử phạt đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.
2.3. Thủ tục, trình tự xây dựng công trình tôn giáo tín ngưỡng:
Nhìn chung thì thủ tục xây dựng các công trình tôn giáo tín ngưỡng trên thực tế sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu xây dựng các công trình tín ngưỡng tôn giáo cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo như phân tích ở trên đề nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin cấp phép xây dựng công trình tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ nộp hồ sơ đó đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các chủ thể có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính, trong trường hợp này các chủ thể cần nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ xây dựng nếu là công trình tôn giáo tín ngưỡng cấp đặc biệt hoặc cấp quốc gia.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì sẽ xử lý hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 10 ngày được tính kể từ ngày nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ và kiểm tra trên thực địa, nếu cần bổ sung một số tài liệu khác thì sẽ yêu cầu chủ thể nộp hồ sơ bổ sung, nếu thấy hồ sơ chưa đúng thì cần thông báo bằng văn bản tới người nộp hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu thì cần phải có văn bản hướng dẫn người nộp hồ sơ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Nhận giấy phép xây dựng công trình tôn giáo tín ngưỡng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu trong trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo thì con phải trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.
Bước 5: Tiến hành xây dựng công trình tôn giáo theo đúng giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Thẩm quyền cấp phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tín ngưỡng và công trình tôn giáo. Căn cứ theo quy định tại Điều 103 của Luật xây dựng năm 2020 thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình tôn giáo được ghi nhận như sau:
– Bộ Xây dựng cấp giấy phép: Công trình cấp đặc biệt
– Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép: Công trình cấp I, II, công trình tôn giáo, di tích lịch sử văn hóa, tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng …
– Ủy ban nhân dân huyện cấp phép: Các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn huyện quản lý, trừ các công trình thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, bộ.
3. Quy định về cải tạo, sửa chữa lại công trình tôn giáo:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì trong trường hợp có lý do chính đáng các chủ tế hoàn toàn có thể tiến hành hoạt động cải tạo và sửa chữa lại công trình tôn giáo. Căn cứ theo quy định tại Điều 96 của Luật xây dựng năm 2020 thì khi tiến hành hoạt động cải tạo và sửa chữa lại công trình tôn giáo thì cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những thành phần cơ bản sau đây:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép tu sửa công trình tôn giáo;
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu công trình tôn giáo được công chứng;
– Cung cấp ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình cần tu sửa;
– Nếu là công trình di tích lịch sử văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã xếp hạng và công trình hạ tầng kỹ thuật thì cần phải có thêm giấy tờ, đó là phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý.
Tuy nhiên có thể thấy, khi tiến hành hoạt động sửa chữa và cải tạo các công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử văn hóa ba không phải là danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kiến trúc và kết cấu chịu lực an toàn của công trình tôn giáo đó cũng như các khu vực xung quanh, thì sẽ không cần phải thực hiện hoạt động xin cấp phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền. Trước khi tiến hành hoạt động sửa chữa và nâng cấp công trình tôn giáo thì người đại diện của cơ sở tôn giáo cần phải có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã trong đó nêu rõ lý do và nêu rõ thời gian, nêu rõ các hạng mục công trình tôn giáo cần phải sửa chữa. Sau đó thì Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc thực hiện trên thực tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Tín ngưỡng tôn giá năm 2016;
– Luật Xây dựng năm 2020;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ;
– Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.