Khi nào cần xin xác nhận thông tin hộ tịch cá nhân? Hướng dẫn thủ tục xác nhận thông tin hộ tịch cá nhân mới nhất. Thời gian và lệ phí tiến hành giải quyết thủ tục xin xác nhận thông tin hộ tịch. Thông tin hộ tịch bao gồm những thông tin nào?
Chính phủ ban hành quy định theo Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cách thức đăng ký hộ tịch trực tuyến. Trong nhu cầu hàng ngày cần làm các thủ tục liên quan đến hành chính, cá nhân thường sẽ phải xin xác nhận thông tin hộ tịch cá nhân. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn thủ tục xác nhận thông tin hộ tịch cá nhân mới nhất:
Mục lục bài viết
1. Khi nào cần xin xác nhận thông tin hộ tịch cá nhân:
Thứ nhất, theo yêu cầu của chính cá nhân cần xin xác nhận thông tin hộ tịch cá nhân nếu như:
– Thông tin về hộ tịch của cá nhân đã được đăng ký nhưng nội dung đăng ký đã có sự thay đổi do được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc, ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, trường hợp xác nhận thông tin hộ tịch theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức:
Khi đó, cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch căn cứ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch, chức năng của cơ quan, tổ chức có yêu cầu để cấp văn bản xác nhận thông tin hộ tịch cho cơ quan, tổ chức.
Lưu ý: Việc xác nhận thông tin hộ tịch theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân phải bảo đảm về bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, danh dự, uy tín của cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn thủ tục xác nhận thông tin hộ tịch cá nhân mới nhất:
2.1. Hồ sơ để thực hiện việc xác nhận thông tin hộ tịch cá nhân:
Người cần yêu cầu xác nhận thông tin hộ tịch cá nhân bao gồm:
– Giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch.
– Nếu trường hợp có ủy quyền để thực hiện việc xin cấp xác nhận thông tin hộ tịch thì cần có
Lưu ý: nếu ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, con, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì
– Khi đến để nộp hồ sơ, người có nhu cầu xin xác nhận cần phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ sau để tiến hành đối chiếu xác minh:
+ Giấy tờ tùy thân gồm Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; các loại giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan Nhà nước cấp và phải còn giá trị sử dụng để chứng minh được yếu tố nhân thân của người yêu cầu cấp xác nhận thông tin hộ tịch.
+ Giấy tờ xác nhận thông tin cư trú tại đâu.
Nếu như hồ sơ không tiến hành nộp trực tiếp mà thông qua đường bưu điện thì cá nhân phải gửi kèm theo bản sao chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ chứng minh nhân thân, giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, được hệ thống điền tự động thì người dân sẽ không phải xuất trình nếu thực hiện trực tiếp hoặc tải lên hệ thống nếu thực hiện theo phương thức trực tuyến.
2.2. Quy trình thực hiện:
Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ như trên thì người dân thực hiện nộp hồ sơ theo hai cách sau đây:
– Cách 1: Nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác (có kèm theo giấy ủy quyền) đến Bộ phận một cửa/Trung tâm hành chính công của Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Cá nhân hoàn toàn có quyền đề nghị cấp xác nhận thông tin hộ tịch tại Bộ phận một cửa/Trung tâm hành chính công của Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có thẩm quyền; nộp phí, lệ phí theo quy định pháp luật.
– Cách 2: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc làm thủ tục xin xác nhận trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia theo địa chỉ https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh.
Khi đó, người có yêu cầu truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh thực hiện đăng nhập thông tin, nếu chưa có tài khoản thì tiến hành đăng ký tài khoản, xác thực người dùng theo hướng dẫn, xác định đúng Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có thẩm quyền.
Tiến hành cung cấp thông tin theo biểu mẫu hiện trên giao diện màn hình, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung đề nghị xác nhận thông tin hộ tịch.
Thực hiện việc nộp lệ phí bằng cách thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác tiện lợi theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 2: Thực hiện kiểm tra thông tin trong hồ sơ
– Cán bộ có trách nhiệm thực hiện kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, đưa ra phiếu hẹn nhận kết quả cũng như sau đó thực hiện việc trả kết quả cho người có yêu cầu.
– Nếu trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì sẽ thực hiện việc
– Nếu như cá nhân không thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thì
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết:
Người dân khi có nhu cầu làm thủ tục xin xác nhận thông tin hộ tịch sẽ được nhận kết quả qua các phương thức như sau:
– Nhận kết quả trực tiếp: là Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
– Nhận kết quả qua đường bưu chính: là Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
– Nhận bản điện tử Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch gửi qua thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó.
– Nhận bản điện tử Văn bản xác nhận thông tin hộ tịch gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.
3. Thời gian và lệ phí tiến hành giải quyết thủ tục xin xác nhận thông tin hộ tịch:
3.1. Thời gian giải quyết:
Thời hạn giải quyết yêu cầu xin xác nhận thông tin hộ tịch là trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Nếu như cần thêm thời gian để tiến hành xác minh hồ sơ thì thời gian kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
3.2. Lệ phí giải quyết:
Lệ phí theo quy định là 8.000 đồng/Văn bản xác nhận về một việc hộ tịch của cá nhân đã đăng ký. Ngoài ra, nếu nằm trong các trường hợp sau đây thì sẽ được miễn lệ phí, bao gồm:
– Người thuộc hộ nghèo.
– Người khuyết tật.
– Người thuộc gia đình có công với cách mạng.
4. Thông tin hộ tịch bao gồm những thông tin nào?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2
Nội dung đăng ký hộ tịch bao gồm:
– Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: căn cứ theo Điều 3 Luật hộ tịch thì xác nhận những nội dung Khai sinh; Khai tử; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch.
– Nếu có sự thay đổi thông tin hộ tịch của cá nhân theo quyết định, bản án của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì ghi vào Sổ hộ tịch những nội dung như: Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Xác định lại giới tính; Công nhận giám hộ; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì ghi vào Sổ hộ tịch những sự kiện như khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
– Xác nhận những thông tin khác theo đúng quy định của pháp luật.