Khai hải quan đối với phương tiện vận tải là trách nhiệm quan trọng khi các chủ thể muốn xuất cảnh hoặc nhập cảnh hợp pháp phương tiện vận tải. Vậy, thủ tục khai hải quan đối với phương tiện vận tải được quy định như thế nào? Khi nào các chủ thể phải thực hiện khai và nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục hải quan nên hiểu theo cách nào?
1.1. Khái niệm về Thủ tục Hải quan:
Hiện nay, thủ tục hải quan là một thủ tục được cơ quan hải quan tiến hành với mục đích kiểm tra, giám sát hàng hóa, các phương tiện vận tải lưu thông để xuất nhập cảnh; Việc làm này giúp ngăn chặn những hành vi trái pháp luật như buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa không đảm bảo chất lượng và nguồn gốc qua biên giới để tiêu thụ; Ngoài ra, cơ quan hải quan còn tổ chức thực hiện pháp luật đối với những hàng hóa có trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước ví dụ như hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cũng giữ vai trò quan trọng trong việc xem xét tình hình thực tế để kiến nghị, đưa ra góp ý về chủ trương biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan và chính sách thuế xoay quanh lĩnh vực xuất nhập cảnh.
Theo pháp luật hiện hành, Thủ tục hải quan được
1.2. Địa điểm để các phương tiện vận tải nhập cảnh được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh:
Những phương tiện vận tải để được nhập cảnh vào Việt Nam cần biết rõ được địa điểm thực hiện làm thủ tục hải quan. Điều này được hướng dẫn tại Điều 67
+ Các phương tiện vận tải khi xuất cảnh, nhập cảnh bắt buộc phải đi qua cửa khẩu;
+ Trước khi được thông quan những phương tiện vận tải nhập cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên. Còn đối với trường hợp phương tiện vận tải muốn xuất cảnh thì phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng.
Với quy định nêu trên, phương tiện vận tải nhập cảnh bắt buộc phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên.
2. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải:
Bước 1: Khai hải quan
Người khai hải quan khai và ký tên vào tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính; nộp và xuất trình bộ hồ sơ hải quan theo quy định, đưa phương tiện vào vị trí kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
(Lưu ý: Trách nhiệm khai hải quan thuộc về những cá nhân bao gồm: Chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải; Trong trường hợp chủ phương tiện không thể tự mình thực hiện thủ tục này thì có thể viết
Các chủ thể khi làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải thì phải chuẩn bị, xuất trình các chứng từ vận tải để làm thủ tục hải quan; Ngoài ra, cung cấp đầy đủ các thông tin, chứng từ về hàng hóa, vật dụng trên phương tiện vận tải).
Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình thì hồ sơ sẽ được nhập thông tin vào hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ và kiểm tra hồ sơ; kiểm tra nội dung các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan theo quy định:
+ Trường hợp hồ sơ, giấy tờ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan hải quan có quyền từ chối tiếp nhận đăng ký hồ sơ, đồng thời phải thông báo rõ lý do không tiếp nhận và những thiếu sót cần bổ sung cho người khai hải quan;
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì in tờ khai phương tiện tạm nhập – tái xuất, tờ khai phương tiện tạm xuất – tái nhập từ hệ thống, đóng dấu công chức hải quan tiếp nhận.
Mẫu giấy này phải giao cho người khai hải quan để làm thủ tục khi tái nhập hoặc tái xuất; Cơ quan hải quan có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tờ khai do người khai hải quan nộp khi làm thủ tục tái nhập hoặc tái xuất;
+ Trong trường hợp không sử dụng được phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ, cơ quan hải quan cấp phát miễn phí tờ khai phương tiện vận tải cho người khai hải quan; hướng dẫn người khai hải quan khai thông tin vào tờ khai phương tiện vận tải.
Bước 3: Kiểm tra thực tế đối với phương tiện vận tải:
Cơ quan hải quan để tránh việc có rủi ro trong việc cho xuất nhập cảnh những phương tiện không đảm bảo điều kiện nên quá trình kiểm tra hồ sơ bắt buộc diễn ra;
Trên cơ sở thực hiện quản lý rủi ro, hoặc trường hợp có cơ sở xác định trên phương tiện có hàng hóa buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế phương tiện hoặc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ do người khai hải quan nộp, xuất trình, kiểm tra thực tế phương tiện vận tải, nhập thông tin vào hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ và thông báo cho các đơn vị, cơ quan có liên quan để phối hợp, theo dõi, xử lý.
Bước 4: Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải:
Quá trình khai hải quan phải đảm bảo thời hạn thực hiện nhất định. Những chủ thể thực hiện khai hải quan trực tiếp hay được ủy quyền từ chủ phương tiện cần lưu ý những thông tin sau về thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan được quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Hải quan 2014:
– Trường hợp các phương tiện vận tải khi muốn quá cảnh thì cần được thực hiện ngay khi tới cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và đảm bảo thời điểm thực hiện việc quá cảnh trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng;
– Đối với phương tiện vận tải đường biển nhập cảnh thì thời gian thực hiện chậm nhất 02 giờ sau khi nhận được thông báo từ cảng vụ về việc phương tiện vận tải nhập cảnh đã đến vị trí đón hoa tiêu; đối với phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh được thực hiện chậm nhất 01 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
– Các phương tiện vận tải đường hàng không tiến hành xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay khi phương tiện vận tải nhập cảnh đến cửa khẩu và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hàng hóa xuất khẩu, hành khách xuất cảnh;
– Để các phương tiện vận tải đường sắt được xuất nhập cảnh vào Việt Nam thì thời điểm để thực hiện thủ tục này là sau khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng;
– Phương tiện vận tải quân sự, phương tiện vận tải khác được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
Như vậy, theo quy định, thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay khi phương tiện vận tải nhập cảnh đến cửa khẩu và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hàng hóa xuất khẩu, hành khách xuất cảnh.
4. Thủ tục hải quan có được áp dụng với phương tiện vận tải không nhằm mục đích thương mại:
Phương tiện vận tải khi xuất nhập cảnh phải chịu sự giám sát, kiểm tra của hải quan theo nội dung đã được ghi nhận tại khoản 3 Điều 68 Luật Hải quan 2014 như sau:
– Pháp luật quy định tất cả các phương tiện vận tải thương mại nước ngoài khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cần giữ đúng đúng tuyến đường di chuyển theo quy định. Quá trình này được hải quan giám sát chặt chẽ từ lúc đến địa bàn hoạt động hải quan cho đến quá trình di chuyển cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
– Sự giám sát của hải quan được diễn ra kể từ thời điểm phương tiện vận tải được diễn ra từ thời điểm phương tiện vận tải thương mại được nhập cảnh vào Việt Nam cho đến thời điểm số hàng hóa nhập khẩu chuyên chở này được dỡ hết khỏi các phương tiện để tiến hành thủ tục nhập khẩu;
– Việc giám sát của cơ quan hải quan sẽ được áp dụng tại cửa khẩu nhập cảnh, xuất cảnh hoặc địa điểm khác theo quy định của pháp luật. Quá trình giám sát này sẽ được sử dụng trong trường hợp các phương tiện vận tải với không nhằm mục đích thương mại nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Luật Hải quan năm 2014.