Khái quát quy định về việc hiến đất mở đường để tách thửa? Hướng dẫn thủ tục hiến đất mở đường để tách thửa mới nhất?
Hiến đất là tự nguyện cho phần đất của mình cho người khác, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về trình tự, thủ tục hiến đất nên khiến nhiều người không hiểu rõ về thủ tục và các vấn đề liên quan. Vậy đối với trường hợp hiến đất mở đường để tách thửa thì thủ tục được thực hiện như thế nào ở mỗi địa phương.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai;
– Quyết định 05/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở do thành phố Cần Thơ ban hành;
– Quyết định 75/2019/QĐ-UBND quy định về diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Long An;
– Quyết định 75/2019/QĐ-UBND quy định về diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Long An.
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc hiến đất mở đường để tách thửa:
Tách thửa được biết đến là việc từ một thửa đất được tách thành hai thửa hoặc nhiều thửa hơn nữa qua các trường hợp như: Nhận chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất, tặng cho một phần quyền sử dụng đất, chia thừa kế, phân chia tài sản chung, …Việc tách thửa phải đảm đảm đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục theo luật định, đảm bảo về diện tích tách thửa, hạn mức diện tích được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề tách thửa thì không phải ai cũng nắm được.
Hiến đất làm đường là chủ đất tách sổ, từ cái sổ lớn ra nhiều sổ nhỏ, trong sổ nhỏ đó thì có sổ tách như lô đất ở, có sổ tách giống như con đường. Cái sổ hình dáng giống lô đất ở là dùng để bán, còn cái sổ có hình dáng giống con đường thì sẽ “hiến đất làm đường”. “Hiến đất làm đường” là cách nói, nhưng thực tế là phải cầm cái sổ đó đi xin chuyển trục đích sử dụng đất từ nông nghiệp thành đất giao thông, nếu chuyển được thì tốt, không chuyển được thì chết. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa chuyển mục đích đã thi công đường, trong trường hợp này là thi công đường giao thông trên đất nông nghiệp, lý do thi công đường là tạo thị để bán mấy lô đất ở.
Hiện nay, quy định về tách thửa trong hiến đất làm đường để tách thửa như thế nào? Liên quan đến vấn đề tách thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa, khoản 23 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP (bổ sung Điều 75a
” Điều 75a. Quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.”
Như vậy, tùy từng địa phương sẽ ban hành quy định cụ thể về điều kiện tách thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.
Trên cơ sở quy định tại Khoản 5 Điều 26 Luật Đất đai 2013 quy định :
“Điều 26. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất
…5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Như vậy, có thể thấy rằng quy định pháp luật, khi Văn phòng đăng ký đất đai đã cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai thì đồng nghĩa với việc mảnh đất đã hiến không thuộc quyền sở hữu của người hiến đất nữa. Do đó, mà phần đất đó thuộc quyền sở hữu chung nên bạn sẽ không có căn cứ để bạn lấy lại diện tích mảnh đất đó.
Bên cạnh đó thì pháp luật Đất đai Việt Nam hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng quy định về trường hợp nếu Văn phòng đăng ký đất đai chưa cập nhật vào sổ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai thì bạn có thể làm đơn xin phép thay đổi diện tích đất hiến.
Căn cứ theo Điều 459
Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật quy định về việc hiến đất là tự nguyện của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đó. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu các cấp chính quyền đưa ra đủ thông tin về việc mở đường đi. Việc một số hộ gia đình trong xóm bắt bạn phải hiến đất và còn hăm dọa bạn nên bạn có thể làm đơn tố cáo tới
Bên cạnh đó thì thẩm quyền thu hồi đất do người dân tự nguyện hiến đất để làm đường sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất và cụ thể đã được quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất Sau khi người dân thực hiện việc hiến đất thì đối với đất đã được thu hồi người dân không có quyền gì đối với mảnh đất trên. Vì vậy, muốn có lại mảnh đất trên thì phải làm hồ sơ xin giao lại mảnh đất đã hiến trước đó theo như quy định của pháp luật hiện hành.
2. Hướng dẫn thủ tục hiến đất mở đường để tách thửa:
Sau đây, người viết đưa ra thêm các thông tin về thủ tục hiến đất làm đường để tách thửa tại một số địa phương.
– Quyết định 05/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở do thành phố Cần Thơ ban hành
“Điều 5. Một số trường hợp tách thửa các loại đất
2. Các trường hợp tách thửa sau đây không đảm bảo diện tích tối thiểu theo quyết định này thì Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể như sau:
3. c) Sử dụng đất đủ diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định này, nhưng trước đây do hiến đất để thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố, nay diện tích đất còn lại không đủ diện tích tối thiểu được tách thửa.”
– Quyết định 75/2019/QĐ-UBND quy định về diện tích đất tối thiễu được tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Long An
“Điều 8. Xử lý các trường hợp đặc biệt
2. UBND tỉnh giao UBND cấp huyện xem xét, giải quyết cụ thể các trường hợp sau
3. b) Thửa đất đủ diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định này nhưng trước đây do hiến đất để thực hiện công trình, nay diện tích đất còn lại không đủ diện tích tối thiểu được tách thửa”
– Quyết định 75/2019/QĐ-UBND quy định về diện tích đất tối thiễu được tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Long An
“Điều 16. Tách thửa đất đối với trường hợp khác
1. Trường hợp người sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận khi có nhu cầu tách thửa đối với đất ở nhưng thửa đất tách ra và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 30 m2, cạnh chiều rộng mặt tiền là 3,5 m, cạnh chiều sâu (tính từ mặt tiền đến hết thửa đất) là 05 m và để xem xét giải quyết trong các trường hợp sau đây.
2. c) Thửa đất đủ diện tích tối thiểu được tách thửa tại Điều 14 Quy định này nhưng trước đây người sử dụng đất đã hiến đất để thực hiện các công trình trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố (đã được đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận), nay diện tích đất còn lại đủ diện tích tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này thì được phép tách thửa.”
Đây là những quy định của địa phương về việc xem xét tạo điều kiện tách thửa đối với người sử dụng đất mà trước đây đã hiến đất để thực hiện các công trình trên địa bàn.
Hiện nay, tại rất nhiều địa phương lợi dụng hiến đất làm đường để tách thửa sau đó bán trái phép, không đúng theo quy định. Nhiều cá nhân đã thu gom, mua đất với diện tích lớn, sau đó xin hiến đất mở đường giao thông thuận lợi vào khu đất của mình rồi tách thửa, bán với giá cao. Có trường hợp sau khi hiến đất, tự do xây dựng mà không có giấy phép xây dựng.
Có rất nhiều nguyên nhân sai phạm, nhưng vấn đề mấu chốt nhất vẫn là thủ đoạn hiến đất mở đường để dễ dàng tách thửa, lập dự án không đúng quy định.
Hiến đất làm đường để tách thửa là một việc làm đúng nếu đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chỉ vì hành vi trục lợi cho bản thân đã có rất nhiều người đã vi phạm pháp luật.