Các quy định mới của Luật Cư trú năm 2020? Thuật ngữ tiếng Anh? Hồ sơ cần chuẩn bị? Thủ tục cắt khẩu, chuyển sang nơi ở khác?
Cắt hộ khẩu để chuyển sang nơi ở khác là quyền, nghĩa vụ của công dân về Cư trú. Cắt khẩu được hiểu là việc công dân thực hiện kết hợp hai thủ tục đồng thời. Trước tiên là thủ tục tách ra khỏi hộ khẩu ban đầu và xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu đi nơi khác theo quy định của pháp luật. Việc này giúp công dân được nhập hộ khẩu ở nơi ở khác, được hưởng các quyền lợi liên quan. Cũng như đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về biến động dân cư. Cùng tìm hiểu các thủ tục phải thực hiện theo quy định hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Cư trú năm 2020;
– Nghị định 62/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú.
– Thông tư 55/2021/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
– Thông tư 56/2021/TT-BCA quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú do Bộ Công an ban hành.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Các quy định mới của Luật Cư trú năm 2020:
Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực xác định các thủ tục hành chính đơn giản hơn cho nhu cầu cắt hộ khẩu, chuyển khẩu. Từ ngày 01/7/2021, các quy định mới giúp người dân dễ dàng thực hiện thủ tục hơn. Cũng như giúp các cơ quan nhà nước nhanh chóng, đơn giản trong thực hiện các nhu cầu tách khẩu, chuyển khẩu. Khi người có nhu cầu chỉ cần thực hiện thủ tục tại một đơn vị hành chính duy nhất.
Bởi việc chuyển hộ khẩu từ huyện (quận) này sang huyện (quận) khác cùng tỉnh hay chuyển hộ khẩu trong cùng huyện, quận đều thực hiện như nhau. Không còn sự phân biệt, tiến hành khác thủ tục nếu hoạt động thực hiện trong cùng hoặc khác tỉnh. Trước kia, người dân phải thực hiện hai thủ tục ở cả nơi ở cũ và mới.
Do đó, người dân không cần cắt hộ khẩu tại nơi thường trú cũ trước tiên. Mà đến
Khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú, trong vòng 12 tháng người dân phải tiến hành đi đăng ký thường trú tại chỗ ở đó. Để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người dân, cũng như hiệu quả quản lý biến động dân cư của cơ quan nhà nước. Các điều kiện đăng ký thường trú cũng được quy định chặt chẽ. Bởi thường trú là hoạt động sinh sống thường xuyên, ổn định, có tính chất lâu dài.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Cắt khẩu chuyển sang nơi ở khác tiếng Anh là Separated and moved to another place.
3. Hồ sơ cần chuẩn bị:
Hồ sơ cần chuẩn bị phụ thuộc vào từng trường hợp nhà ở mới họ chuyển đến. Trong tất cả trường hợp, người đăng ký phải chứng minh được chỗ ở hợp pháp theo quy định, yêu cầu pháp luật.
Cụ thể, trong một số trường hợp thường gặp, hồ sơ cần chuẩn bị như sau:
3.1. Trường hợp công dân sở hữu nhà ở hợp pháp:
Tức là khi công dân đã sở hữu được nhà ở của chính mình, họ có được chỗ ở hợp pháp. Cần tiến hành hồ sơ gồm có:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Thực hiện theo mẫu CT01 ban hành kèm Thông tư 56/2021/TT-BCA).
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp. Các giấy tờ liên quan đến thông tin cá nhân, thông tin sở hữu nhà ở như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được các cơ quan có thẩm quyền cấp,…
3.2. Trường hợp về ở với người thân:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Thực hiện theo mẫu CT01 ban hành kèm Thông tư 56/2021/TT-BCA).
Lưu ý. Trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền. Trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản khác, thì văn bản đó cũng phải được gửi kèm hồ sơ. Quy định này nhằm đảm bảo về ý chí thống nhất đối với chỗ ở thường trú, sinh sống lâu dài, ổn định;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình. Đây là yêu cầu bắt buộc, bởi đăng ký thường trí chỉ được thực hiện đối với việc chuyển đến nơi ở hợp pháp của người thân trong gia đình. Trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi đó, cơ quan quản lý nhà nước đã nắm được thông tin xác định nhân thân;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện về người khuyết tật, tâm thần,… (nếu thuộc trường hợp này).
– Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì hồ sơ tách hộ bao gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu.
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó. Tức là sau khi ly hôn, các bên nhận được quyết định hoặc phán quyết của tòa giải quyết về chỗ ở. Khi đó, chỗ ở hợp pháp này là tài sản họ được chia để sử dụng, sinh sống sau khi ly hôn.
3.3. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu.
Trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền. Trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản, thì văn bản đó cũng phải gửi kèm hồ sơ. Chỗ ở hợp pháp này phải được thuê, mượn trong thời gian dài, đảm bảo yếu tố sinh sống ổn định;
– Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.
Hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Nhằm xác nhận ý kiến, thỏa thuận và thống nhất giữa các bên. Trường hợp thuê, mượn, ở nhờ, các quy định giấy tờ phải chặt chẽ hơn.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.
Phải đảm bảo không gian sống chung, hoặc đảm bảo yếu tố sinh sống, làm việc ổn định trên địa bàn. Nội dung này được phản ánh theo Điều 5 Nghị định 62/2021 gồm:
+ Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Thủ tục cắt khẩu, chuyển sang nơi ở khác:
Thủ tục thực hiện được quy định cụ thể trong Luật Cư trú năm 2020. Từ khi văn bản có hiệu lực, giúp thực hiện có hiệu quả các thủ tục hành chính. Cũng như mang đến sự đồng bộ, chất lượng trong công tác quản lý nhà nước về biến động dân cư.
Khi một người chuyển đến nơi cư trú mới, dù là nhà mua hay do thuê, mượn, ở nhờ cũng đều có thể đăng ký thường trú mới tại nhà ở đó. Các thành phần hồ sơ cần chuẩn bị cũng được trình bày trong nội dung phía trên. Miễn là nhà ở chuyển đến không thuộc các trường hợp bị cấm đăng ký thường trú mới.
Rêng với nhà do thuê, mượn, ở nhờ, phải được chủ nhà đồng ý. Nếu nhập vào hộ khẩu phải được chủ hộ đồng ý. Còn trường hợp lập hộ mới thì không cần ý kiến đồng ý của chủ hộ. Cần chứng minh được các trường hợp thông qua giấy tờ hợp pháp, có giá trị được các bên xác lập. Nhờ đó mà cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú mới có căn cứ giải quyết hồ sơ hợp lệ.
Bước 1: Công dân nộp hồ sơ:
Người đăng ký tách hộ, chuyển hộ khẩu đến nơi ở mới nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú. Phải xác định đúng cơ quan, chủ thẻ có thẩm quyền giải quyết, tiếp nhận hồ sơ. Đó là:
– Công an xã, phường, thị trấn;
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Đây là các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương mới mà người đó chuyển đến. Ngoài ra, họ không cần thực hiện các thủ tục này tại nơi thường trú cũ.
Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký. Thể hiện hồ sơ đang được tiếp nhận để xem xét, giải quyết theo quy trình. Trong thời hạn giải quyết, hồ sơ sẽ được đánh giá về thành phần, về tính hợp lệ theo quy định, yêu cầu của pháp luật.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ, hoặc nêu các lý do không được chấp nhận hồ sơ, điều kiện nhập khẩu không đủ của người dân. Nhằm giúp người dân hiểu được quyền, nghĩa vụ tương ứng của mình. Cũng như có thể tiến hành bổ sung hồ sơ để được giải quyết thủ tục.
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì tiến đến giải quyết nhu cầu tách khẩu, nhập hộ khẩu mới theo nhu cầu của người dân. Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Thời hạn này được ghi trên phiếu hẹn để người có nhu cầu theo dõi và thực hiện các trách nhiệm liên quan.
Bước 2: Trả kết quả:
Bước 2 được thực hiện trong trường hợp hồ sơ cung cấp hợp lệ. Cơ quan đăng ký cư trú sau khi thẩm định, phải cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Để thống nhất trong quản lý nhà nước đối với biến động dân cư. Đồng thời xác định các quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng của người dân tại nơi thường trú mới.
Sau đó,
Như vậy, so với quy định cũ thì thủ tục này được lược bỏ, rút gọn hơn rất nhiều. Giúp người dân nhanh chóng thực hiện, được giải quyết nhu cầu chuyển hộ khẩu. Đồng thời đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước, phối hợp thực hiện giữa các cơ quan quản lý nhà nước về dân cư.