Quy định của pháp luật về Giấy chứng nhận đầu tư? Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện? Hướng dẫn thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư? So sánh điểm khác nhau giữa Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư?
Hiện nay đối với các nhành nghề khi đăng ký đầu tư kinh doanh cần có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật. Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cần thực hiện các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Vậy trong các trường hợp bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư được quy định như thế nào? Dưới bài viết này chúng tôi xin Hướng dẫn thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư
Cơ sở pháp lý: Luật Đầu Tư 2020
1. Quy định của pháp luật về Giấy chứng nhận đầu tư
Giấy chứng nhận đầu tư được định nghĩa đơn giản là mẫu văn bản, bản điện tử ghi nhận lại những thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Trong Bộ Luật Đầu tư cũng có định nghĩa cơ bản về mẫu văn bản này. Nhưng theo quy định đã được cập nhật mới, giấy chứng nhận đầu tư sẽ được thay bằng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Theo đó mà khi các nhà đầu tư cần đầu tư trên một lĩnh vực nào đó thì cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành và hòan tất các thủ tục về đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật.
1.2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được cấp trong trường hợp nào?
– Các Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế theo quy định
– Về hình thức đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ được đầu tư dưới các hình thức như sau:
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
+ Đầu tư theo hình thức
+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế
+ Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác
+ Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Lưu ý: Những nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ về phạm vi hoạt động đầu tư và đối tác Việt Nam tham gia thực hiện những hoạt động đầu tư và một số điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
– Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
– Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
– Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
– Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
– Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.
3. Hướng dẫn thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định.
Bước 2: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư
+ Cách thức nộp hồ sơ: Doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký đầu tư nộp hồ sơ tại bàn tiếp nhận, chuyên viên nhận hồ sơ của Phòng Đăng ký đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo thủ tục và được kê khai đầy đủ theo quy định), chuyên viên tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ vào và cấp giấy Biên nhận cho doanh nghiệp.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký đầu tư để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Ghi chú : Trong trường hợp người đại diện pháp luật ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì người làm thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và giấy tờ sau:
1. Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc
2. Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ gồm:
1. Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư
2. Bản sao giấy chứng nhận đầu tư
3. Bản sửa đổi, bổ sung của Điều lệ doanh nghiệp;
4. Bản sửa đổi, bổ sung của hợp đồng liên doanh hoặc
5. Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp và dự án đầu tư đến thời điểm đăng ký điều chỉnh.
6. Quyết định về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên.
– Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định của pháp luật chuyên ngành (chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định khác);
– Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền.
4. So sánh điểm khác nhau giữa Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư
Tiêu chí | Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh | Giấy chứng nhận đầu tư |
Mục đích | Đây là loại giấy tờ khai sinh ra doanh nghiệp, nhằm giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng trong việc quản lý doanh nghiệp. | Đây là giấy phép hoạt động được cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, thường được cấp gắn liền với dự án đầu tư và quy mô lớn cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. |
Đối tượng được cấp | Các doanh nghiệp được thành lập theo | Các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện cả trong nước và ngoài nước.Tuy nhiên, phần lớn đối tượng được cấp giấy chứng nhận đầu tư này là các tổ chức/cá nhân có yếu tố nước ngoài. |
Cơ quan cấp | Cơ quan đăng ký kinh doanh – Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính | Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Cơ quan xin giấy đăng ký đầu tư – Phòng đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh nơi có dự án đầu tư.Khu kinh tế (đối với các dự án đầu tư nằm trong các khu vực này). |
Nội dung | Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ gồm những nội dung sau đây: Vốn điều lệ; Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH; Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty TNHH và công ty cổ phần. | Giấy chứng nhận đầu tư gồm các nội dung sau đây: Tên dự án đầu tư; Thời hạn hoạt động của dự án; Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; Mã số dự án đầu tư, tên, địa chỉ của nhà đầu tư; Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có); Vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn; Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có |
Trên đây là nội dung chúng tôi cung cấp về vấn đề Hướng dẫn thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.