Giấy khai sinh bao gồm nội dung nào? Có được thay đổi thông tin ngày tháng năm sinh trên giấy khai sinh không? Hướng dẫn thay đổi ngày tháng năm sinh trong giấy khai sinh. Mẫu tờ khai đăng ký thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch.
Giấy khai sinh được coi là giấy tờ gốc của mỗi công dân. Bất kỳ ai sinh ra cũng sẽ phải tiến hành đăng kí giấy khai sinh, thể hiện đầy đủ thông tin cá nhân của mỗi người. Trên thực tế rất nhiều trường hợp ngày tháng năm sinh trong Giấy khai sinh bị sai vì lý do của người đi kê khai đăng ký khai sinh hay lỗi của cán bộ hộ tịch. Vậy trình tự, thủ tục để tiến hành thay đổi thông tin trong giấy khai sinh như thế nào? Dưới đây là hướng dẫn thay đổi ngày tháng năm sinh trong giấy khai sinh:
Mục lục bài viết
1. Giấy khai sinh bao gồm nội dung nào?
Căn cứ tại Khoản 6 Điều 4
Nội dung Giấy khai sinh bao gồm các mục quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch năm 2014. Cụ thể là:
– Thông tin của người được đăng ký khai sinh, cụ thể là họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch
– Tiếp theo là quy định cụ thể về thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh, bao gồm: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú
– Thông tin về số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân; là loại giấy tờ quan trọng mang giá trị pháp lý cao. Về nguyên tắc, mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
Nhưng trên thực tế, có rất nhiều trường hợp thông tin cá nhân của giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân), hoặc sổ hộ khẩu, giấy tờ đăng kí kết hôn, bằng cấp,… bị khác thông tin so với giấy khai sinh. Và với trường hợp nội dung các loại giấy tờ bị khác so với nội dung trong Giấy khai sinh thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
2. Có được thay đổi thông tin ngày tháng năm sinh trên giấy khai sinh không:
Về điều kiện, căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch được quy định tại Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
– Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó. Việc đồng ý thay đổi này sẽ được thể hiện rõ trong tờ khai cải chính hộ tịch. Trường hợp với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét có sự đồng ý của người đó.
– Với trường hợp cải chính thông tin cá nhân khác trong Giấy khai sinh chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Việc cải chính hộ tịch chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch; không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác.
Do vậy, theo quy định trên thì đối với trường hợp ngày tháng năm sinh của một người chỉ được thay đổi khi có đủ căn cứ xác định việc sai sót là do lỗi của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch.
3. Hướng dẫn thay đổi ngày tháng năm sinh trong giấy khai sinh:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thay đổi ngày tháng năm sinh trong giấy khai sinh:
– Tờ khai đăng ký thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch (theo mẫu quy định tại
– Giấy khai sinh cần thay đổi, cải chính (bản gốc)
– Bản sao giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân) đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên
– Giấy tờ liên quan là căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch cho cơ quan đăng ký hộ tịch. (vd: giấy chứng sinh,…)
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Về thẩm quyền giải quyết việc cải chính thông tin hộ tịch được quy định tại Điều 7, cụ thể như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã: tiến hành đăng kí thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi hoặc bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện: tiến hành đăng kí thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.
Do vậy, người có nhu cầu nộp hồ sơ tại hai cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp huyện theo quy định trên.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đầy đủ hồ sơ sẽ tiến hành xem xét việc cải chính ngày tháng năm sinh có phù hợp với quy định của pháp luật về dân sự cũng như pháp luật có liên quan hay không. Thời gian xem xét xử lý là trong 03 ngày làm việc.
Nếu như thấy phù hợp thì cán bộ hộ tịch tư pháp sẽ tiến hành ghi vào sổ hộ tịch, sau đó báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trích lục hộ tịch cho người có yêu cầu
Lưu ý: việc thanh đổi ngày tháng năm sinh là thay đổi nội dung trong Giấy khai sinh nên công chức tư pháp – hộ tịch sẽ phải ghi rõ nội dung thay đổi vào Giấy khai sinh sau khi tiến hành cải chính
– Trường hợp cần gia hạn thời gian để xác minh thông tin thì không được quá 03 ngày làm việc
– Nếu như người có nhu cầu cải chính thông tin không làm thủ tục tại nơi đăng kí hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang tiếp nhận yêu cầu giải quyết sẽ phải thông báo bằng văn bản cùng với bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng kí hộ tịch trước đây để tiến hành cập nhật thông tin ghi vào Sổ hộ tịch
Nếu nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản đồng thời kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
4. Mẫu tờ khai đăng ký thay đổi, bổ sung, cải chính hộ tịch:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VIỆC THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH,
BỔ SUNG HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC
Kính gửi: (1) ……….
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……….
Nơi cư trú: (2) ……….
Giấy tờ tùy thân: (3) ……….
Quan hệ với người đề nghị được thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch:
Đề nghị cơ quan đăng ký việc (4) ……….
cho người có tên dưới đây
Họ, chữ đệm, tên: ………. Giới tính:……….
Ngày, tháng, năm sinh:……….
Dân tộc:…….. Quốc tịch:……….
Giấy tờ tùy thân: (3) ………….
Nơi cư trú: (2) ………..
Đã đăng ký (5) ………. ngày……… tháng ……… năm ……. tại số: …. Quyển số:…………. của …………
Nội dung: (6) ……………
Lý do: ………..
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại ……….., ngày …… tháng ……năm ……
Người yêu cầu
(ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn viết tờ khai thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đề nghị đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3) Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thân (số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế)
Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an Thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004
(4) Ghi rõ nội dung loại việc đề nghị đăng ký
Ví dụ: thay đổi họ, tên/cải chính phần khai về chữ đệm, năm sinh của người mẹ/xác định lại dân tộc/bổ sung phần khai về quốc tịch
(5) Ghi rõ loại việc, giấy tờ hộ tịch đã đăng ký trước đây có liên quan.
Ví dụ: Đã đăng ký khai sinh ngày 05 tháng 01 năm 2015 tại số 10, quyển số 01/2015 của UBND xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội
Đã đăng ký kết hôn ngày 15 tháng 10 năm 2015 tại số 155, quyển số 02/2015 của UBND quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Đã đăng ký khai tử ngày 16 tháng 10 năm 2015 tại số 55, quyển số 01/2015 của UBND phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, Thành phố Hà Nội
(6) Ghi rõ nội dung thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc.
Ví dụ: Được thay đổi họ, tên từ Nguyễn Văn Nam thành Vũ Văn Lanh
Được cải chính phần khai về chữ đệm, năm sinh của người mẹ từ: Lê Thị Lan, sinh năm 1977, thành: Lê Thúy Lan, sinh năm 1979
Được xác định lại dân tộc từ: dân tộc Kinh, thành: dân tộc Tày
Được bổ sung thông tin về quốc tịch thành: quốc tịch Việt Nam.