Thương hiệu là một trong những tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền là một trong những hoạt động vô cùng cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp và bảo vệ giá trị của thương hiệu trong xu thế cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Dưới đây là hướng dẫn quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn quy trình bảo hộ thương hiệu độc quyền:
Trước hết, để đảm bảo quyền lợi về mặt pháp lý đối với thương hiệu trong quá trình sáng lập và phát triển, chủ sở hữu thương hiệu cần phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, pháp luật Việt Nam hiện nay không đưa ra khái niệm cụ thể về thương hiệu, tuy nhiên có thể hiểu thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu độc quyền là mộttrong những thủ tục hành chính nhằm mục đích xác lập và bảo vệ quyền sử dụng độc quyền cho thương hiệu bằng cách thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ. Đây là biện pháp duy nhất để chủ sở Hiếu có thể khẳng định quyền sử dụng của mình đối với thương hiệu độc quyền và tránh mọi hành vi xâm phạm đến thương hiệu.
Nói tóm lại, đăng ký thương hiệu độc quyền là thủ tục hành chính được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ nhằm mục đích xác lập quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với thương hiệu, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền, chủ sở hữu sẽ có quyền độc quyền sử dụng thương hiệu trên phạm vi toàn lãnh thổ của Việt Nam. Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
– Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu;
– Mẫu thương hiệu, quy chế sử dụng thương hiệu;
– Bản thuyết minh tính chất và chất lượng đặc thù của sản phẩm mang thương hiệu;
– Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các loại thương hiệu gắn liền với địa danh;
– Trong trường hợp đơn đăng ký được nộp thông qua đại diện sở hữu trí tuệ thì thành phần hồ sơ cần phải kèm theo
– Và các loại giấy tờ khác khi được Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền là Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền có thể được nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục thẩm định hình thức đơn. Kiểm tra việc tuân thủ quy định về hình thức đối với các giấy tờ trong thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không để có thể ra quyết định chấp nhận đơn, từ chối đơn. Trong trường hợp giấy tờ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định chấp nhận đơn. Trong trường hợp giấy tờ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, trong đó nêu rõ lý do chính đáng, nêu rõ thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận, đồng thời ấn định khoảng thời hạn 60 ngày để người nộp đơn có thể đưa ra ý kiến và sửa chữa sai sót. Nếu người nộp đơn vẫn không sửa chữa sai sót, hoặc có sửa chữa tuy nhiên vẫn không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối, ý kiến phản đối không xác đáng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định từ chối nhận đơn.
Bước 4: Công bố đơn. Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố công khai trên Công báo sở hữu công nghiệp. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục đánh giá khả năng được bảo hộ của thương hiệu theo điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 5: Trả kết quả. Kết quả thực hiện thủ tục trong trường hợp này là văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền. Trong trường hợp thương hiệu không đáp ứng đầy đủ yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, nếu thương hiệu đáp ứng được đầy đủ điều kiện yêu cầu bảo hộ và người nộp đơn nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
2. Chi phí đăng kí bảo hộ thương hiệu độc quyền:
Nhìn chung, chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền là một trong những nghĩa vụ tài chính cần phải tuân thủ. Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền thông thường được chia theo giai đoạn trong quá trình đăng ký, bao gồm các chi phí cơ bản sau:
– Chi phí phục vụ cho quá trình tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên cần phải lưu ý, chi phí phục vụ cho hoạt động tra cứu khả năng đăng ký không phải là một trong những chi phí bắt buộc, tuy nhiên quý khách hàng vẫn nên tiến hành thủ tục tra cứu khả năng đăng ký của thương hiệu trước khi nộp đơn chính thức tại Cục Sở hữu trí tuệ.,
– Chi phí phục vụ cho quá trình nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền;
– Chi phí cho quá trình cấp giấy chứng nhận, cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền, một số trường hợp khách hàng sẽ phải chi trả thêm một số khoản tiền do việc sai sót trong quá trình soạn đơn đăng ký như phân nhóm sản phẩm, phân nhóm dịch vụ sai, điền thiếu thông tin … Đồng thời, khi khách hàng sử dụng dịch vụ nộp đơn đăng ký, khách hàng sẽ cần phải thanh toán thêm chi phí dịch vụ cho đơn vị thay mặt khách hàng nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Nhìn chung, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền có vai trò vô cùng quan trọng, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền là một thủ tục đặc trưng về vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp. Với quyết định chấp nhận bảo hộ thương hiệu độc quyền của Cục Sở hữu trí tuệ, đây sẽ trở thành tài sản riêng của doanh nghiệp, bất kỳ hành vi xâm phạm nào của các chủ thể bên ngoài đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền:
Để có thể được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền, cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Thông thường khách hàng hãy tìm hiểu về hoạt động đăng ký thực hiện độc quyền sẽ luôn luôn quan tâm đến điều kiện đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền trong quá trình nộp đơn đăng ký bảo hộ. Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền là một thủ tục hành chính nhằm mục đích xác lập quyền sử dụng, bảo vệ quyền sử dụng độc quyền của chủ sở hữu thực hiện bằng cách chủ sở hữu sẽ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu tại cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này là Cục Sở hữu trí tuệ.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng là biện pháp duy nhất để chủ sở hữu khẳng định quyền của mình đối với thương hiệu, tránh mọi hành vi xâm phạm thương hiệu trái quy định pháp luật. Để có thể thực hiện thủ tục đăng ký thành công bảo hộ thương hiệu, được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu thì cần lưu ý một số điều kiện quan trọng như sau:
– Thương hiệu dự định yêu cầu bảo hộ không vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, đồng thời cần phải có khả năng phân biệt, đây được xem là điều kiện đầu tiên, tiên quyết trước khi tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ;
– Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ phải đầy đủ, đúng theo quy định của pháp luật. Đặc biệt tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng là một trong những loại tài liệu giấy tờ bắt buộc cần phải có, đảm bảo tính chính xác theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ.
THAM KHẢO THÊM: