Bổ nhiệm cán bộ là hoạt động quan trọng trong xác định các chức danh làm việc trong cơ quan nhà nước. Được diễn ra theo định kỳ bổ nhiệm với các quy trình nghiêm ngặt. Đảm bảo tìm được người tài, có năng lực và trình độ đối với công việc quản lý đất nước.
Mục lục bài viết
1. Bước 1: Xin chủ trương bổ nhiệm cán bộ:
Thực hiện thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự. Tức là mang đến triển khai đối với nhu cầu cần thiết bên cạnh một số tiêu chí chính. Thực hiện trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Cũng như xem xét đến nguồn cán bộ trong quy hoạch. Người đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cơ quan tham mưu tổ chức cán bộ thực hiện xác định đối với chủ trương cần thiết trong bổ nhiệm cán bộ.
Thực hiện đề nghị đến cấp có thẩm quyền về nhu cầu đó. Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị. Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm. Tức là thực hiện chấp thuận hoặc không đối với các nhu cầu được thể hiện đó.
Với việc xác nhận đối với triển khai chủ trương bổ nhiệm trên thực tế. Chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự. Với các bước tiếp theo tuyển chọn và tìm kiếm người phù hợp theo tiêu chí. Đồng thời phải nhận được các tin tưởng của các chủ thể có quyền biểu quyết.
Trong đó, giai đoạn thực hiện trong các bước 2, 3, 4 được gọi chung là tiến hành sắp xếp nhân sự trước khi bổ nhiệm. Đảm bảo cho công tác bổ nhiệm tiến hành tuyển chọn hiệu quả. Tìm kiếm được các đối tượng với tài đức đảm bảo cho công việc sẽ đảm nhận. Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đưa ra các chủ trương bổ nhiệm chức vụ sẽ xác định các nhóm công việc cần thực hiện. Thực hiện một số công việc như sau:
2. Bước 2: Xác định tiêu chí cụ thể:
Tập thể lãnh đạo thảo luận với công việc trong triển khai xác định tiêu chí cụ thể hơn. Thực hiện thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự. Mang đến ý kiến chung được tập hợp và thống nhất sau quá trình bàn bạc. Sau đó tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Việc giới thiệu đảm bảo theo nội dung, cách thức được quy định cụ thể với tính chuyên nghiệp.
Đề xuất các phương án nhân sự, với nội dung triển khai cho thông tin xác định. Thảo luận trao đổi để lựa chọn nhân sự, với các thống nhất trong nội dung bàn bạc hiệu quả. Tiến hành biểu quyết đối với các cá nhân có đủ tiêu chuẩn. Việc biểu quyết được thực hiện với các lá phiếu bầu trong quy trình cụ thể, chất lượng, minh bạch. Cụ thể phải tiến hành với nguyên tắc:
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn:
Mỗi thành viên giới thiệu 1 người cho một chức danh. Khi đó, tập thể lãnh đạo cấp cao sẽ mang đến thông tin giới thiệu cho đối tượng mà mình cảm thấy phù hợp thực hiện vị trí công việc đó. Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% thì được lựa chọn. Tức là họ được nhận các biểu quyết của số đông để được bước vào vòng tiếp theo trong quy trình bổ nhiệm.
Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 2 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống. Đảm bảo tìm kiếm được số lượng người theo tiêu chuẩn. Bên cạnh các tiêu chí đối với được nhiều thành viên biểu quyết lựa chọn. Để giới thiệu các chủ thể đó ở các bước tiếp theo (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này). Hoạt động thực hiện mang đến chắt lọc đảm bảo chi tiêu với các tiêu chuẩn ngày càng khó được đưa ra.
3. Bước 3: Tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín:
Tập thể lãnh đạo, căn cứ vào các điều kiện, tiêu chuẩn xác định cụ thể. Bao gồm cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của cán bộ,… Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, với số lượng người được tham gia tiếp theo vào bước này. Tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Với thực hiện các ý kiến phản ánh, đánh giá hiệu quả.
Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn:
Mỗi thành viên lãnh đạo giới thiệu 1 người cho 1 chức danh. Với các đánh giá trong đảm bảo có thể đảm nhiệm được các công việc và năng lực của họ. Đối tượng được giới thiệu có thể nằm trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Việc giới thiệu này mang đến tính chất trong đảm bảo người tài được tham gia với chức danh mới. Tìm kiếm được người phù hợp nhất.
– Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn. Các tiêu chí được xác định trước tiên phải là số phiếu trên 50%. Sau đó là số phiếu của người đó phải là cao nhất. Khi đó, họ có đủ điều kiện và tiêu chuẩn đảm bảo. Sẽ thực hiện các hoạt động trao đổi và tiếp nhận nhân sự.
Tiến hành trao đổi trực tiếp với cá nhân được bổ nhiệm. Khi xác định được họ đảm bảo được lựa chọn theo tiêu chuẩn. Thực hiện làm việc với lãnh đạo nơi nhân sự được chuyển đến. Nhằm xác định đối với nơi công tác của họ với nghề nghiệp thực hiện. Xác minh lý lịch, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp nhận nhân sự và ra
Với trường hợp còn lại, cần tiến hành thêm bước 4 và bước 5 được triển khai bên dưới.
– Nếu không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 2 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt. Khi đó việc tuyển chọn mang đến mức tín nhiệm chưa cao. Và cần thiết có hội nghị để tìm kiếm, lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt. Tức là tiếp tục thực hiện bước 4. Kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị.
4. Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự:
Bước này được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.
Trình tự lấy ý kiến:
– Trao đổi, thảo luận về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ. Vẫn mang đến những thông tin cần thiết trao đổi đối với mục đích của tuyển chọn cán bộ. Đảm bảo người được chọn đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể theo quy định.
–
– Tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển. Nêu các thành tích, đặc điểm thực hiện công tác với các ưu điểm phù hợp. Từ đó giúp mang đến đánh giá cho khả năng phù hợp với chức danh có nhu cầu bổ nhiệm.
– Dự kiến phân công công tác. Mang đến dự kiến cũng như xác định cho nhu cầu được thể hiện. Ở đó, người được bổ nhiệm sẽ tiến hành công việc mới nào. Tương thích với kinh nghiệm, năng lực và trình độ của họ.
– Ghi phiếu lấy ý kiến (có thể ký hoặc không phải ký tên). Thể hiện với thông tin cần thiết đối với đánh giá của các nhân sự cấp cao. Với các lợi ích dành cho tổ chức, tuyển chọn phù hợp thông qua các đánh giá đối với mức độ phù hợp của người được tuyển chọn đó.
Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.
5. Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự:
Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị. Kết quả này được xác định với tính toán đối với phần trăm của số phiếu biểu quyết. Từ đó có được thông tin cụ thể đối với đánh giá về chủ thể được bổ nhiệm.
Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có). Nhằm giải quyết các sự việc có thể phát sinh đối với quá trình thực hiện của công việc. Cũng mang đến hiệu quả cao hơn đối với mục đích cần đạt được trong quy trình bổ nhiệm cán bộ đang thực hiện.
Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy cơ quan (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm;
Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Cần thiết xác nhận cho ý kiến của các chủ thể này được phản ánh.
Sau khi thống nhất xong chủ trương và sắp xếp nhân sự, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định bổ nhiệm cán bộ theo thẩm quyền quy định của Luật. Tức là khi đã đảm bảo tìm kiếm được chủ thể phù hợp cuối cùng cho các chức danh được bổ nhiệm. Từ đó thực hiện ra quyết định bổ nhiệm đã xác nhận cho kết quả của hoạt động được tiến hành.
Nguyên tắc lựa chọn:
Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn giới thiệu, bổ nhiệm. Với mức độ tin tưởng và đánh giá cao trong khả năng tham gia vào chức danh mới. Khi đó, với mỗi chức danh cần bổ nhiệm chỉ còn hai ứng viên theo tiêu chuẩn xác định ở bước 3.
Trường hợp tập thể lãnh đạo giới thiệu 2 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để trình. Tức là thể hiện với các đánh giá cao hơn trong khả năng phán đoán và giới thiệu của người đứng đầu.