Hướng dẫn phân chia thừa kế theo pháp luật. Thừa kế thế vị.
Hướng dẫn phân chia thừa kế theo pháp luật. Thừa kế thế vị.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông Quảng có một người con duy nhất là ông A, ông A có vợ là bà B. Hai người có với nhau được 3 người con là anh C1 (34 tuổi, bị bệnh down); anh C2 (28 tuổi) và anh C3 (9 tuổi). Anh C2 có vợ là chị Xiếu và có được một người con gái 2 tuổi là D. Ngày 28.4.2016 ông A lập di chúc chia cho anh C1 là 120 triệu đồng và cho anh C2 80 triệu đồng. Ngày 28.6.2016 anh C2 chết vì bị tai nạn giao thông. Một năm sau ngày anh C2 chết thì ông A cũng qua đời vì bệnh ung thư. Biết di sản ông A để lại là 400 triệu đồng tiền mặt và di chúc mà ông A lập đủ, đúng điều kiện đối với người lập di chúc và hợp pháp. Phân chia di sản của ông A (theo Bộ Luật Dân sự năm 2015). Kính nhờ Quý A/C của Luật Dương Gia giúp tư vấn chỉ dẫn đúng nhất cách phân chia di sản ông A trong thời gian sớm. Xin cảm ơn rất nhiều!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, di sản ông A để lại là 400 triệu đồng, theo di chúc để lại cho C1 là 120 triệu đồng, C2 là 80 triệu đồng. Căn cứ Điều 613 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Theo quy định trên, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Theo như bạn trình bày, C2 đã chết trước đo do đó, theo di chúc chỉ có C1 được hưởng 120 triệu đồng.
Điều 644 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:
Xem thêm: Cháu nội, cháu ngoại có quyền được hưởng di sản thừa kế không?
"Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Trong di chúc, A chỉ định đoạt cho C1 và C2, theo quy định trên có B và C3 là người không phụ thuộc vào nội dung di chúc do đó B và C3 sẽ được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Do C2 đã chết, nên tổng di sản 400 triệu đồng sẽ chia thành 03 phần, mỗi phần là 133,33 triệu đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Xem thêm: Bài tập luật dân sự về chia thừa kế theo di chúc
Theo đó, B = C3 = (2/3x 133,33)= 88,9 triệu đồng.
Như vậy, Số tiền còn lại = 400 – (88.9 x2) – 120 = 102.2 triệu đồng.
Số tiền 102,2 triệu đồng còn lại sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A là B, C1, C2 và C3 theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015:
"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;"
Theo đó, B = C1 = C2 = C3 = 25,55 triệu đồng.
Đối với phần của C2 do C2 đã mất trước A do đó phần của C2 sẽ để lại cho D là con của C2 theo quy định tại Điều 652 Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau:
Xem thêm: Tự ý làm sổ đỏ khi chưa chia thừa kế
“Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”.