Trường hợp nào phải tạm ngừng kinh doanh. Hướng dẫn nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng (online). Doanh nghiệp được tạm dừng kinh doanh trong bao lâu. Mẫu văn bản thông báo tạm ngừng kinh doanh.
Khi lâm vào tình trạng gặp khó khăn về tài chính, nhiều doanh nghiệp không thể trụ vững được thì có thể lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh. Dưới đây là bài viết hướng dẫn về nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng (online):
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Trường hợp nào phải tạm ngừng kinh doanh?
Tạm ngừng doanh nghiệp được coi là một trong những quyền của doanh nghiệp, bên cạnh các quyền như quyền đăng ký hoạt động; thay đổi đăng ký kinh doanh; giải thể hoặc phá sản công ty.
Và trên thực tế, khi doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp đã không thể gắng gượng, tiếp tục hoạt động thì sẽ lựa chọn tạm ngừng kinh doanh để tính toán tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất nếu doanh nghiệp chưa muốn giải thể.
Điều kiện để được tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải đáp ứng như sau:
– Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải
– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải tất toán hết các khoản nợ. Cụ thể là nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
2. Hướng dẫn nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng (online):
2.1. Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh qua mạng gồm:
– 01 bản chính
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh: Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng thành viên.
– Đối với công ty cổ phần: Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng quản trị.
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh.
– Nếu trường hợp có ủy quyền thì cần phải có:
+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp (Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực).
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
2.2. Quy trình nộp hồ sơ để tạm ngừng kinh doanh qua mạng (online):
Bước 1: Đăng nhập tài khoản tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:
Nếu trường hợp doanh nghiệp nào chưa có tài khoản thì tiến hành đăng ký tài khoản: truy cập vào địa chỉ http://dangkyquamang.dkkd.gov.vn -> Tại cửa sổ đăng nhập, nhấn [Tạo tài khoản mới] -> sau đó nhập các thông tin về việc tạo tài khoản tại mục “Chi tiết đăng nhập” -> Nhập mã Captcha, sau đó Nhấn nút [Đăng ký] để gửi yêu cầu đăng ký tài khoản -> kích hoạt tài khoản qua mail.
Bước 2: Tiến hành chọn phương thức nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp có thể tích chọn 1 trong 2 phương thức nộp hồ sơ sau:
– Nộp hồ sơ sử dụng chữ ký số công cộng.
– Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.
Sau đó ấn nút “Tiếp theo”.
Bước 3: Chọn hình thức đăng ký:
Giao diện hiện ra các loại đăng ký trực tuyến, ấn chọn nội dung “Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc”.
Bước 4: Tìm kiếm doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc để tiến hành đăng ký thay đổi:
Chỉ cần nhập mã số doanh nghiệp hoặc mã số nội bộ trong Hệ thống để tìm kiếm (không cần nhập cả 2 loại mã số). Sau đó ấn chọn “Tiếp theo” ở góc phải màn hình.
Bước 5: Thực hiện chọn loại đăng ký thay đổi:
Giao diện hiện ra chọn loại đăng ký thay đổi gồm: thay đổi nội dung ĐKDN; thông báo thay đổi; thông báo mẫu dấu; tạm ngừng hoạt động; hoạt động trở lại; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; thông báo quyết định giải thể.
Khi đó, doanh nghiệp ấn chọn tạm ngừng hoạt động. Sau đó ấn chọn “Tiếp theo”.
Bước 6: Chọn tài liệu đính kèm hồ sơ:
Tích chọn loại tài liệu đính kèm hoặc giữ Ctrl và tích để chọn nhiều loại tài liệu cùng lúc -> Nhấn nút “Chọn” để thêm tài liệu vào danh sách.
Các loại tài liệu đính kèm theo bao gồm những giấy tờ sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh.
– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng thành viên (Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh).
– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng quản trị (Đối với công ty cổ phần).
– Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh (Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).
– Biên lai thu lệ phí.
– Các biên bản họp.
Sau đó chọn xong thì nhấn nút “Tiếp theo” để tiếp tục đăng ký. Nhấn “OK” để xác nhận các loại tài liệu đính kèm hoặc “Cancel” để quay lại chọn lại các tài liệu đính kèm.
Bước 7: Thông tin chờ xác nhận:
Giao diện sẽ hiển thị những thông tin người sử dụng đã điền về loại hình doanh nghiệp, thông tin về tài liệu đính kèm tương ứng.
Sau đó nhấn “Bắt đầu” để tiếp tục đăng ký.
Bước 8: Nhập thông tin vào các “KHỐI DỮ LIỆU”:
Giao diện màn hình sẽ hiện lên khối dữ liệu về việc tạm ngừng kinh doanh: cá nhân nhập thông tin tương ứng trong các khối dữ liệu.
Tiến hành lựa chọn thời gian bắt đầu, kết thúc và lý do tạm ngưng kinh doanh. Sau đó bấm “Lưu” thông tin.
Sau đến đến mục “Người nộp hồ sơ”:
Tích chọn một trong hai mục là:
– Người được ủy quyền.
– Người có thẩm quyền ký Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Phần mục bên dưới, điền đầy đủ thông tin về: Giấy tờ pháp lý cá nhân, địa chỉ liên lạc, thông tin liên hệ; rồi sau đó bấm “Lưu”.
Ở mục “Người ký”:
– Nhập email của cá nhân chịu trách nhiệm ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nhấn nút “Tìm kiếm”.
– Lưu ý để tìm được thông tin về cá nhân chịu trách nhiệm ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo địa chỉ email, địa chỉ email cần phải được đăng ký tại bước đăng ký tài khoản thông thường. Tài khoản thông thường phải ở trạng thái “đang hoạt động” và đã được kết nối với chữ ký số công cộng hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh (tương ứng với phương thức nộp hồ sơ của bộ hồ sơ đang chuẩn bị).
Bước 9: Tải văn bản điện tử của bộ hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh:
– Nhấn chọn vào từng tài liệu đính kèm và tiến hành tải các tài liệu theo các mục tương ứng. Sau khi nhấn “Đóng” màn hình.
– Tiếp theo, nhấn vào Thông báo tạm ngừng kinh doanh” -> “Tải lên”.
– Chọn File -> bấm “Open” để tải file trên máy tính lên website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Màn hình sẽ hiện danh sách các tài liệu đã được tải lên, tiến hành điền thông tin ở cột “STT” và “Loại đính kèm” sau đó ấn “Lưu”.
– Tiến hành kiểm tra, xác minh rồi nhấn nút “Chuẩn bị” -> “Xác nhận”.
Bước 10: Ký số/ Xác thực hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh qua mạng điện tử:
Ở bước này, doanh nghiệp có thể dùng chữ ký số công cộng hoặc dùng tài khoản đăng ký kinh doanh.
Bước 11: Nộp hồ sơ vào Phòng Đăng ký kinh doanh:
Giao diện màn hình hiện ra ngay sau khi thực hiện xong bước 10, ấn chọn “Nộp hồ sơ vào Phòng ĐKKD”. Đến đây là hoàn thiện xong việc nộp hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh qua mạng.
3. Doanh nghiệp được tạm dừng kinh doanh trong bao lâu?
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
Sau đó, doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo, thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngưng kinh doanh.
4. Mẫu văn bản thông báo tạm ngừng kinh doanh:
TÊN DOANH NGHIỆP ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: ……… | …….., ngày …. tháng … năm …. |
THÔNG BÁO
Về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố………
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ………
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: …………
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): … Ngày cấp …./…/….. Nơi cấp: ……
1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh1:
a) Đối với doanh nghiệp:
Đăng ký tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày….tháng….năm …… đến hết ngày….tháng….năm …….
Lý do tạm ngừng: ……
Sau khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng của tất cả các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng “Tạm ngừng kinh doanh”.
b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Đăng ký tạm ngừng kinh doanh kể từ ngày … tháng … năm … đến hết ngày … tháng … năm … đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:
Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa) ………
Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh: ………
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/mã số thuế): …… Ngày cấp …/…/…. Nơi cấp: ……
Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tạm ngừng kinh doanh địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):
Tên chi nhánh: ………
Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh: ………
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/mã số thuế): …… Ngày cấp …./…./….. Nơi cấp: ……
Lý do tạm ngừng: ………
2. Trường hợp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo2:
a) Đối với doanh nghiệp:
Đăng ký tiếp tục kinh doanh kể từ ngày … tháng….năm ……….
Lý do tiếp tục kinh doanh: ……
Sau khi doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng của các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau đây của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng “Đang hoạt động”:
□ Tất cả các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
□ Một hoặc một số chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
– Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (chỉ kê khai nếu không có mã số chi nhánh/mã số thuế): …… Ngày cấp …./…./….. Nơi cấp: ……
b) Đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh:
Đăng ký tiếp tục kinh doanh kể từ ngày….tháng….năm…… đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh sau:
Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ………
Mã số/Mã số thuế của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh: ……
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế): …….Ngày cấp: ……./………/…….. Nơi cấp: ……
Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):
Tên chi nhánh: ……
Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh: ……
Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh): …… Ngày cấp: …./ …./…… Nơi cấp: ………
Lý do tiếp tục kinh doanh: ………
Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này.
Người ký tại Thông báo này cam kết là người có quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |