Để đi vào hoạt động, mỗi hộ kinh doanh cần làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Trong thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, thì các chủ thể thành lập cần viết đơn đăng ký kinh doanh hay còn gọi là Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm những gì?
Tại Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ- CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chỉnh phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp quy định thì: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ- CP quy định về hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh như sau:
“1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a)
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.”
Như vậy, thẩm quyền để đăng ký hộ kinh doanh đó là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. .
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm các loại giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
Số lượng hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không được yêu cầu người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh là văn bản do cá nhân, thành viên gia đình đủ điều kiện đăng ký hộ kinh doanh viết, gửi lên cơ quan có thẩm quyền nhằm đăng ký hộ kinh doanh.
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh được gửi cùng hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trong Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh thể hiện các nội dung như: thông tin về người đăng ký, tên hộ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thành viên của hộ kinh doanh,….
2. Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh và hướng dẫn soạn thảo:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh được ban hành là mẫu số III-1 trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. Mẫu đơn đăng ký hộ kinh doanh như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________
…….., ngày …. tháng … năm …..
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
Kính gửi: Phòng Tài chính – Kế hoạch
Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa): ….. Giới tính: …(Ghi theo Giấy Khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân)
Sinh ngày: …/…/… Dân tộc: ….. Quốc tịch: ….(Ghi theo Giấy Khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân)
Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân:
o Chứng minh nhân dân o Căn cước công dân
o Hộ chiếu o Loại khác (ghi rõ):…………
Số giấy tờ pháp lý của cá nhân: ……
Ngày cấp: …/…/… Nơi cấp: ….. Ngày hết hạn (nếu có): …/…/….
Địa chỉ thường trú:
Số nhà, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn: …..
Xã/Phường/Thị trấn: ….
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ……
Tỉnh/Thành phố:…..
Địa chỉ liên lạc:
Số nhà, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn: ……
Xã/Phường/Thị trấn: ….
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …..
Tỉnh/Thành phố:….
Điện thoại (nếu có):…… Email (nếu có):…..
Đăng ký hộ kinh doanh do tôi là chủ hộ với các nội dung sau:
1. Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): …..
2. Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh:
Số nhà, ngách, hém, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn: …..
Xã/Phường/Thị trấn: ….
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ……
Tỉnh/Thành phố:….
Điện thoại (nếu có):…… Fax (nếu có):..
Email (nếu có):….. Website (nếu có):…..
3. Ngành, nghề kinh doanh1:….
4. Vốn kinh doanh:
Tổng số (bằng số; VNĐ): ….
5. Số lượng lao động (dự kiến):….
6. Chủ thể thành lập hộ kinh doanh (đánh dấu X vào ô thích hợp):
o Cá nhân o Các thành viên hộ gia đình
7. Thông tin về các thành viên hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh:
STT | Họ tên | Ngày, tháng, năm sinh | Giới tính | Quốc tịch | Dân tộc | Địa chỉ liên lạc | Địa chỉ thường trú | Số, ngày, cơ quan cấp Giấy tờ chứng thực của cá nhân | Chữ ký |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Tôi xin cam kết:
– Bản thân và các thành viên hộ kinh doanh (trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập) không thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh; không đồng thời là chủ hộ kinh doanh khác; không là chủ doanh nghiệp tư nhân; không là thành viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại);
– Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của hộ kinh doanh và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đăng ký trên.
CHỦ HỘ KINH DOANH
(Ký và ghi họ tên)2
Chú ý:
1 – Hộ kinh doanh có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm;
– Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư;
– Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư.
3. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:
3.1. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh:
Được quy định tại Điều 80 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, theo đó, thì:
“1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại”
Như vậy, các cá nhân, thành viên hộ gia đình phải đảm bảo những điều kiện trên thì mới được đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
3.2. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:
– Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
– Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh. (Điều 87, Nghị định số 01/2021/NĐ- CP)