Hiện nay, xây dựng là một trong những ngành được khuyến khích áp dụng và triển khai lập hóa đơn, trong đó có hóa đơn giá trị gia tăng. Nếu không thực hiện hoạt động này, doanh nghiệp có thể phải chịu xử phạt hành chính. Vậy hướng dẫn lập hóa đơn GTGT đối với công trình xây dựng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn lập hóa đơn GTGT đối với công trình xây dựng:
1.1. Thời điểm lập hóa đơn:
Trước thời điểm lập hóa đơn là một trong những điều quan trọng cần lưu ý khi tìm hiểu về cách viết hóa đơn giá trị gia tăng ngành xây dựng. Việc lập hóa đơn giá trị gia tăng trong lĩnh vực xây dựng phải được thực hiện theo đúng thời điểm quy định, nếu thực hiện sai sẽ phải chịu phạt vi phạm theo quy định. Căn cứ tại điểm c tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thời điểm lập hóa đơn đối với công trình xây dựng là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Thời điểm lập hóa đơn sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp và từng hạng mục công trình. Chẳng hạn đối với các trường hợp phải giao hàng nhiều lần hay bàn giao tùy vào từng hạng mục công trình thì thời điểm lập hóa đơn sẽ thực hiện vào mỗi lần giao hàng hay bàn giao hàng, thời điểm ghi trên hóa đơn được lập chính là vào ngày giao hàng hay bàn giao đó.
Đối với các công trình xây dựng hoàn thành và đã lập hóa đơn giá trị gia tăng nhưng khi duyệt quyết toán, công trình phải điều chỉnh lại giá trị khối lượng xây dựng thì sẽ phải lập thêm hóa đơn điều chỉnh giá trị công trình thanh toán.
Như vậy, pháp luật quy định khi có biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục hoặc từng hạng mục là phải tiến hành lập hóa đơn giá trị gia tăng, các khoản tạm ứng trước thì chưa phải lập hóa đơn. Trong trường hợp thu tiền theo tiến độ đối với các trường hợp kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây nhà để bán, hoặc chuyển nhượng thì phải lập hóa đơn ngay khi thu tiền.
1.2. Cách lập hóa đơn GTGT đối với công trình xây dựng:
Căn cứ Công văn 2121/TCT-CS năm 2023 hướng dẫn lập hóa đơn đối với công trình xây dựng hoàn thành vào năm 2023 nhưng lập hóa đơn từ năm 2022 như sau:
– Trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 lập hóa đơn đối với hoạt động xây dựng bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền nhưng sau ngày 31/12/2022 mới lập hóa đơn đối với doanh thu xây dựng, lắp đặt đã nghiệm thu, bàn giao thì thuộc trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm và bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm. Trường hợp này được áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ.
Như vậy, theo hướng dẫn nêu trên thì hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt đã thực hiện trong thời gian áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% nhưng hóa đơn giá trị gia tăng được lập sau khi đã hết thời hạn giảm thuế giá trị gia tăng (không phân biệt trường hợp đã thu tiền hay chưa) thì vẫn được áp dụng mức giảm thuế và lập hóa đơn giá trị gia tăng 8% nhưng phải bị xử lý vi phạm do lập hóa đơn không đúng thời điểm.
Việc lập hóa đơn giá trị gia tăng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp. Đối với trường hợp:
+ Giao hàng nhiều lần hoặc;
+ Bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ.
Thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn giá trị gia tăng cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao. Hay nói cách khác đây là loại công trình phân đoạn, công trình nghiệm thu theo giai đoạn nghĩa là làm đến đâu, nghiệm thu đến đó. Khi hoàn thành xong công đoạn, phân đoạn nào thì lập hóa đơn phân đoạn đó luôn.
Ví dụ về các giai đoạn lập hóa đơn cho một công trình xây dựng như sau:
– Giai đoạn: Xây nền móng
Sau khi hoàn thành xong xây móng công trình biên bản nghiệm thu được lập với các loại biên bản sau: Biên bản xác nhận khối lượng, Bảng quyết toán khối lượng. Từ đó, đơn vị nghiệm thu sẽ lập và xuất hóa đơn cho giai đoạn này.
– Giai đoạn: Xây dựng công trình:
+ Các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm: Biên bản nghiệm thu, Biên bản xác nhận khối lượng công trình, Bảng quyết toán khối lượng. Từ đó, tiến hành tạo lập và xuất hóa đơn giai đoạn xây dựng công trình.
– Giai đoạn: Hoàn thành công trình:
Sau khi hoàn thành toàn bộ công trình, đơn vị nghiệm thu tổng kết các giai đoạn trước, lập biên bản tổng hợp, bao gồm: Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình được đưa vào sử dụng, Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành, Bảng quyết toán khối lượng công trình. Từ đó, xuất hóa đơn VAT cho phần còn lại và thanh toán hợp đồng.
Đối với công trình xây dựng mà bên thi công phải xây dựng hết các hạng mục thì mới tiến hành nghiệm thu và thanh toán công trình thì sẽ tiến hành lập hóa đơn giá trị gia tăng như sau:
Loại này chỉ cần lập một lần duy nhất vào thời điểm bàn giao công trình, đó là khi kết thúc công trình, đơn vị nghiệm thu chuẩn bị các giấy tờ sau: Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đã đưa vào sử dụng, Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành công việc, Bảng quyết toán khối lượng công trình. Trên cơ sở đó, đơn vị nghiệm thu sẽ tiến hành lập và xuất hóa đơn giá trị gia tăng để thanh toán hợp đồng cho bên chủ thầu thi công.
– Trong quá trình xây dựng, nếu chủ đầu tư muốn hợp thức hóa tiền tạm ứng cho các hóa đơn đã xuất thì đơn vị nghiệm thu cần lập biên bản nghiệm thu và các chứng từ cần thiết để đảm bảo tuân thủ pháp luật, đồng thời cách viết hóa đơn giá trị gia tăng ngành xây dựng khi này phải phản ánh rõ khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao hay bàn giao.
– Nếu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền, trên hóa đơn ghi rõ số tiền thu, giá đất được giảm trừ trong doanh thu tính thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, số thuế giá trị gia tăng.
– Doanh nghiệp xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế giá trị gia tăng.
– Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì phải lập hóa đơn điều chỉnh, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.
2. Lập hóa đơn GTGT đối với công trình xây dựng sai thời điểm có bị phạt không?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp có hành vi lập hóa đơn sai thời điểm tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:
– Hành vi: Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.
+ Mức phạt: Cảnh cáo
– Hành vi: Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế.
+ Mức phạt: 03 – 05 triệu đồng
– Hành vi: Lập hóa đơn sai thời điểm không thuộc hai trường hợp nêu trên.
+ Mức phạt: 04 – 08 triệu đồng
Như vậy, việc lập hóa đơn giá trị gia tăng đối với công trình xây dựng sai thời điểm sẽ bị phạt vi phạm hành chính, và mức phạt sẽ phụ thuộc vào mức độ vi phạm theo quy định nêu trên.
3. Mẫu hóa đơn GTGT đối với công trình xây dựng:
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG | |||||||||||
|
| Ký hiệu:………. Số:……….…….. | |||||||||
Ngày………. tháng……… năm……….. | |||||||||||
Tên người bán:………………………………………………………………………………………… Mã số thuế:……………………………………………………………….……..…………………….. Địa chỉ:………………………………………………………………………………….………………. Điện thoại:……………………………….…… Số tài khoản:……………………………………. | |||||||||||
Họ tên người mua:…………………………………………………….…………………………….. Tên người mua:………………………………………………………..…….……..………………… Mã số thuế:…………………………………………………………..…….………………………….. Địa chỉ:…………………………………………………………………………..……..………………. Hình thức thanh toán:…………………..………. Số tài khoản………………………………. Đồng tiền thanh toán: VNĐ | |||||||||||
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thuế suất | Thành tiền chưa có thuế GTGT | Tiền thuế GTGT | Thành tiền có thuế GTGT | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7=4×5 | 8=7×6 | 9=7+8 | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
Tổng tiền chưa có thuế GTGT: | |||||||||||
Tổng tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất:.… Số tiền viết bằng chữ:… | |||||||||||
NGƯỜI MUA HÀNG
| NGƯỜI BÁN HÀNG (Chữ ký điện tử, chữ ký số) | ||||||||||
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, nhận hóa đơn) | |||||||||||
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư
– Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ;
– Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn