Mẹ đơn thân cũng có thể tự mình thực hiện nhiều thủ tục pháp lý cho con mà không cần người cha. Trong đó, mẹ đơn thân hoàn toàn có thể tự đăng ký làm giấy khai sinh cho con.
Mục lục bài viết
1. Giấy khai sinh của con có bắt buộc phải được đăng ký bởi cả cha và mẹ không?
Theo
Cụ thể, trong giấy khai sinh, nội dung trọng yếu được đề cập là thông tin chính xác về nhân thân của cha, mẹ và số định danh cá nhân của trẻ theo quy định tại khoản 1 Điều 14
Cũng tại Điều 15 luật này, việc đăng ký khai sinh cho trẻ không chỉ là trách nhiệm của riêng cha mẹ mà trong nhiều trường hợp cha mẹ không thực hiện được thì các chủ thể khác như ông, bà, những người thân thích hoặc tổ chức, cá nhân đang đảm nhận nuôi dưỡng trẻ đều có thể thực hiện.
Với quy định này, pháp luật Việt Nam không rập khuôn về chủ thể đăng ký khai sinh cho trẻ mà có thể linh hoạt thay đổi chủ thể đăng ký nhằm hướng đến mục đích duy nhất là mọi trẻ em khi sinh ra đều có giấy khai sinh nhằm đảm bảo về quyền con người cơ bản của các em ngay hiện tại và trong tương lai.
Như vậy,
2. Mẹ đơn thân có thể đăng ký giấy khai sinh cho con trong những trường hợp nào?
Theo tinh thần không bắt buộc chủ thể nhất định phải thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ thì Nghị định 123/2015/NĐ-CP đã có những quy định hướng dẫn chi tiết về Luật hộ tịch năm 2014 trong trường hợp chủ thể là mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho trẻ. Đây là một trong những nét tiến bộ cho thấy pháp luật Việt Nam đã và đang quan tâm nhiều hơn đến phụ nữ và trẻ em mà trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng thiên chức của người mẹ đơn thân đối với con.
Theo đó, tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì nếu chưa xác định được cha, mẹ của trẻ khi mới sinh ra thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đứa trẻ đó cư trú sẽ có trách nhiệm đăng ký khai sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ không xác định được thông tin cá nhân của người cha (họ, tên, dân tộc, quốc tịch, quê quán,…), thông tin của trẻ trong giấy khai sinh sẽ được xác định theo thông tin người mẹ và để trống “phần Cha” trong cả Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh.
Tóm lại, khi đứa trẻ ra đời, mẹ đơn thân vẫn có thể tự mình đăng ký khai sinh trong cả hai trường hợp có ghi nhận thông tin người cha hoặc để trống thông tin này trong giấy khai sinh của con.
3. Hồ sơ đăng ký giấy khai sinh của con cho mẹ đơn thân:
3.1. Nơi nộp hồ sơ đăng ký làm giấy khai sinh:
Theo Luật Hộ tịch năm 2014, khi mẹ đơn thân tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khai sinh cho con thì phụ thuộc vào việc có yếu tố nước ngoài hay không để lựa chọn nơi nộp hồ sơ đúng. Cụ thể:
Trường hợp có yếu tố nước ngoài:
Nếu mẹ đơn thân là người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng trẻ được sinh ra tại Việt Nam; mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài: Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014, mẹ đơn thân thực hiện đăng ký làm giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của mẹ.
Nếu trẻ là công dân Việt Nam nhưng cư trú ở nước ngoài: Căn cứ khoản 3 Điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014 và Điều 2 Thông tư liên tịch
Nếu mẹ đơn thân là công dân Việt Nam, không có yếu tố nước ngoài thì căn cứ theo Điều 35
Trường hợp không có yếu tố nước ngoài:
Nếu mẹ đơn thân là công dân Việt Nam: Căn cứ Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 thì mẹ sẽ làm giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của mẹ.
Nếu mẹ đơn thân là công dân Việt Nam nhưng không xác định được nơi thường trú, tạm trú thì nơi cư trú của mẹ được xác định là nơi ở hiện tại của người mẹ hoặc được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người mẹ đang thực tế sinh sống theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú năm 2020.
3.2. Hồ sơ đăng ký làm giấy khai sinh:
Tương tự như các trường hợp xác định khác nhau về nơi đăng ký làm giấy khai sinh, thủ tục và hồ sơ khi làm giấy khai sinh cũng được chia thành hai trường hợp sau:
Trường hợp có yếu tố nước ngoài, mẹ đơn thân cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Giấy chứng minh nơi cư trú của người mẹ nhằm chứng tỏ mình đủ điều kiện để đăng ký giấy khai sinh cho con.
Nếu trẻ được sinh ra tại nước ngoài nhưng có mẹ là công dân Việt Nam hoặc mẹ là công dân Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài nhưng trẻ chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài về Việt Nam sinh sống thi cần phải nộp các giấy tờ cho thấy trẻ đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam.
Giấy chứng sinh của trẻ. Nếu không có giấy chứng sinh thì mẹ đơn thân phải nộp giấy tờ thể hiện người làm chứng xác nhận về việc trẻ được sinh ra hoặc giấy cam đoan trước khi sinh của mẹ đã ký tại cơ sở y tế; nếu trẻ sinh ra ở nước ngoài thì mẹ đơn thân nộp giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác tương tự do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp nhằm chứng minh trẻ đã được sinh ra ở nước ngoài.
Trường hợp không có yếu tố nước ngoài, mẹ đơn thân cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Giấy chứng minh nơi cư trú của người mẹ nhằm chứng tỏ mình đủ điều kiện để đăng ký giấy khai sinh cho con.
Giấy chứng sinh của trẻ. Nếu không có giấy chứng sinh thì mẹ đơn thân phải nộp giấy tờ thể hiện người làm chứng xác nhận về việc trẻ được sinh ra hoặc giấy cam đoan trước khi sinh của mẹ đã ký tại cơ sở y tế.
3.3. Thủ tục làm giấy khai sinh cho con:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
Mẹ đơn thân thực hiện nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký làm khai sinh cho con tại cơ quan hộ tịch có thẩm quyền.
Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ viết giấy tiếp nhận và hẹn ngày giờ trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ sau đó khi đủ thì sẽ viết giấy tiếp nhận và hẹn ngày giờ trả kết quả.
Khi đã nhận đủ hồ sơ, giấy tờ đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ cơ quan tư pháp sẽ báo cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã để cập nhật thông tin khai sinh nhằm lấy Số định danh và ghi thông tin vào Giấy khai sinh cho trẻ. Sau đó, người mẹ và cán bộ hộ tịch sẽ cùng ký vào Sổ đăng ký khai sinh.
Giấy khai sinh sẽ được cấp 01 bản cho mẹ và một số lượng bản sao giấy khai sinh theo yêu cầu của người mẹ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Hộ tịch năm 2014;
Nghị định 123/2015/NĐ-CP;
Thông tư liên tịch