Hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mới nhất. Các bước cần thực hiện, trình tự thủ tục khi làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo quy định mới nhất.
Xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, bảo hiểm y tế là một trong những loại bảo hiểm có tính chất hỗ trợ cho người dân rất nhiều khi điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Để thuận tiện cho người dân đi khám chữa bệnh gần nhất mà vẫn được hưởng nguyên giá trị của thẻ bảo hiểm y tế, Nhà nước đã có những chính sách tại điều kiện về việc cho phép người dân làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Vậy, làm thế nào để thay đổi được nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu?
Tư vấn hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu: 1900.6568
Đăng ký thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu là một thủ tục hành chính đối với người lao động. Tuy nhiên, không phải thời gian nào, trường hợp nào người dân cũng có thể thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu. Theo đó, căn cứ theo Điều 26
+ Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Việc đăng ký nơi khám, chữa bệnh ban đầu phải phù hợp với quy định của Nhà nước.
+ Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào mỗi quý. Điều đó cũng có nghĩa rằng, nhà làm luật quy định về thời hạn thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu chỉ vào đầu mỗi quý mà không quy định về việc người lao động có nhu cầu thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh bất cứ lúc nào thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện thủ tục. Bởi, nhà làm luật hạn chế việc thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu đối với người lao động, vì việc người lao động thay đổi nhiều lần nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc quản lý thẻ bảo hiểm y tế của người lao động.
Như vậy, để có thể thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh thì người dân có thể đăng ký thay đổi vào đầu mỗi quý. Việc quy định nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu cho người có tham gia bảo hiểm y tế nhằm quản lý người bệnh tốt hơn
Mục lục bài viết
- 1 1. Hồ sơ thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu:
- 2 2. Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu:
- 3 3. Đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu đối với người nhiễm HIV:
- 4 4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến huyện:
- 5 5. Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thế nào?
- 6 6. Quy định về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:
- 7 7. Đăng ký nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu khác tỉnh được không?
1. Hồ sơ thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu:
Vào đầu mỗi quý, nếu người tham gia bảo hiểm y tế nếu muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì có thể mang thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế để được hướng dẫn kê khai thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu hay không. Theo đó hồ sơ thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu bao gồm:
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS. Người thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu sẽ tự điền thông tin trên tờ khai theo hướng dẫn tại mẫu TK1-TS.
+ Thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị.
+ Trường hợp điều chỉnh quyền lợi khám, chữa bệnh: Giấy tờ có liên quan đến mức hưởng quyền lợi cao hơn (Bản sao có chứng thực hoặc bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu).
Trong thời hạn thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu mà người lao động đang điều trị tại bệnh viện thì giá trị của thẻ bảo hiểm y tế vẫn có giá trị hiệu lực.
2. Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu:
Trong trường hợp người lao động thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu thì người lao động sẽ phải mang theo những giấy tờ trên đến công ty người lao động đang làm hoặc lên cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế vào đầu mỗi quý để được thay đổi đăng ký nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Thời hạn giải quyết là 5 ngày làm việc.
Tuy nhiên, việc thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cũng phải phù hợp với các chính sách của nhà nước và bệnh viện nơi người lao động muốn chuyển đến, tránh trường hợp chuyển ồ ạt vào một bệnh viện dẫn đến quá tải bệnh viện trong khi những bệnh viện khác thì thiếu bệnh nhân. Việc phân bố nơi đăng ký khám chữa bệnh của người lao động bất hợp lý sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu, chi ngân sách tại các địa phương. Thực tiễn cho thấy, tác động của việc đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện không đều đang là một hiện tượng diễn ra khá phổ biến, vì vậy, Nhà nước cũng hạn chế việc thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để nhằm đảm bảo việc cung cấp dịch vụ tại các bệnh viện một cách tốt nhất.
3. Đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu đối với người nhiễm HIV:
Đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu đối với người nhiễm HIV
Đối với người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV khi khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS và người tham gia bảo hiểm y tế khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được hưởng quyền lợi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiể y tế theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 15/2015/TT-BYT:
– Người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư số 37/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
– Trường hợp có nhu cầu, người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu có khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS trong địa bàn cấp huyện, cấp tỉnh.
– Người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV được thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu vào đầu mỗi quý theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế theo hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm xã hội nơi phát hành thẻ bảo hiểm y tế.
*Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
– Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT bổ sung các nội dung về khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS theo quy định tại Thông tư này vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT hằng năm với tổ chức bảo hiểm xã hội.
– Cơ sở điều trị bằng thuốc ARV thuộc trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trung tâm phòng chống HIV/AIDS, trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật có trách nhiệm ký hợp đồng với tổ chức bảo hiểm xã hội để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho người bệnh HIV/AIDS.
– Bệnh viện đa khoa huyện hoặc trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan, đơn vị đang ký hợp đồng với tổ chức bảo hiểm xã hội về khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã và tương đương có trách nhiệm bổ sung nội dung về khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS vào hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT tại các trạm y tế xã và tương đương.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến huyện:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho tôi hỏi nếu như tôi tham gia bảo hiểm y tế và muốn đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến huyện và tương đương. Vậy những cơ sở khám chữa bệnh này bao gồm những cơ sở nào? Xin cảm ơn !
Luật sư tư vấn:
Cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được xác định theo các tuyến trong hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và tương đương. Theo quy định tại Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến huyện và tương đương được xác định như sau :
1. Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
2. Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa;
3. Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực;
4. Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
5. Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
6. Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
7. Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
8. Trung tâm y tế quân – dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân – dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân – dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Các cơ sở trên là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến huyện và tương đương.
5. Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có đăng ký mua bảo hiểm y tế, khi tôi đi đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu thì họ đưa cho tôi danh sách cơ sở khám chữa bệnh, nhưng tôi lại muốn đăng ký tại cơ sở khác nhưng họ không đồng ý, bảo cái này có giới hạn. Vậy việc này có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, việc đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện như sau:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.”
Theo đó, khi tham gia bảo hiểm bạn có quyền đăng ký nơi khám chữa ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương và không bị giới hạn về địa giới hành chính.
Việc bạn lựa chọn những cơ sở khám chữa bệnh thuận tiện, phù hợp với nhu cầu khám, chữa bệnh của bản thân bạn, việc họ từ chối cho bạn đăng ký là không phù hợp. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp đã có thẻ bảo hiểm y tế thì bạn có thể đổi lại nơi khám chữa bệnh ban đầu.
6. Quy định về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư giải đáp cho tôi câu hỏi sau: Tôi thường trú tại xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Tôi công tác tại trường THCS Thị Trấn đóng trên địa bàn huyện Thường Tín. Vậy tôi có quyền đăng kí khám chữa bệnh ngoài bệnh viện của huyện Thường Tín không? Vì hiện nay chúng tôi không được đăng kí khám ở bệnh viên khác theo nguyện vọng. Tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 8
“Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”
Theo như bạn trình bày, bạn đang làm việc tại huyện Thường Tín nên sẽ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tương đương. Đơn vị bạn đăng ký cho người lao động khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện Huyện Thường Tín là đúng quy định bởi còn dựa vào khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phù hợp với nơi làm việc của bạn.
Bạn có thể lựa chọn một trong các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2015/TT-BYT như sau:
– Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa;
– Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực;
– Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
– Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
– Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
– Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Trung tâm y tế quân – dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân – dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân – dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
7. Đăng ký nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu khác tỉnh được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty em ở Hà Nội, những nhân viên công ty đa số làm ở các tỉnh khác. Khi đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu của BHYT, em có thể đăng ký bệnh viện tỉnh mà không phải ở Hà Nội cho nhân viên được không? Nhờ Luật sư giải đáp giúp em! Em cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 26 Luật bảo hiểm y tế 2008 về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.”
Đồng thời, theo quy định tại Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện như sau:
“Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”
Đối với việc đăng ký cơ sở y tế khám chữa bệnh ban đầu ở cấp xã, huyện thì có thể đăng ký ở bất cứ nơi nào mà không phụ thuộc vào địa giới hành chính, phải phù hợp với nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám chữa bệnh nơi đăng ký.
Luật sư tư vấn nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu:1900.6568
Đối với việc đăng ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu ở cấp tỉnh hoặc cấp trung ương thì phải theo quy định của Bộ trưởng Bộ y tế. Cụ thể nếu thuộc trường hợp theo quy định tại Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT thì đơn vị bạn được đăng ký khám chữa bệnh, ban đầu tại tuyến tỉnh khác Hà Nội cho người lao động.
Khi người người lao động thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố, thuộc tỉnh không có cơ sở khám chữa bệnh theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư 40/2015/TT-BYT hoặc các cơ sở y tế không đáp ứng được việc khám, chữa bệnh ban đầu cho người lao động theo quy định của giám đốc sở y tế địa phương sau khi sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hoặc nếu người lao động thường trú, tạm trú hoặc có thời hạn làm việc trên địa bàn quận, huyện…được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh như: bệnh viện đa khoa trực thuộc bộ y tế, bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viên C Đà Nẵng…(các bệnh viện tại khoản 1,2,3,4,5,6,7,9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT) do giám đốc sở y tế địa phương sau khi sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.