Đăng ký tạm trú trực tuyến cũng được xem là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân và nhất là trong các trường hợp mà người dân hay thường xuyên chuyển tới khu vực khác để học tập và sinh sống. Hiện nay pháp luật đã có quy định về đăng ký tạm trú trực tuyến (online) ngay tại nhà để thuận tiện cho thủ tục nhanh chóng và tiết kiệm được thời gian và chi phí cho người dân.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn đăng ký tạm trú trực tuyến ngay tại nhà:
Bước 1: Đăng nhập Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú.
Tại bước đầu tiên này ta cần thực hiện công việc tại hệ thống yêu cầu đăng nhập bằng tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia để tiếp tục. Nếu chưa có tài khoản, bạn chọn Đăng ký phía dưới để tạo tài khoản (Bạn nên chọn đăng ký bằng thuê bao di động vì cách đăng ký đơn giản nhất). (Người dân cũng có thể truy cập từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia, đăng nhập và chọn Nộp trực tuyến để chuyển sang Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú).
Bước 2: Khai báo đầy đủ thông tin trên trang Khai báo tạm trú
Lưu ý: Các thông tin có dấu (*) là thông tin bắt buộc phải nhập
– Tỉnh/thành phố; Quận/huyện; Phường/xã: Khai báo nơi công dân dự định đăng ký tạm trú. Khi chọn đầy đủ 03 mục này, mục Cơ quan thực hiện sẽ được điền tự động (công dân không được lựa chọn);
– Mục Thủ tục: Chọn thủ tục hành chính bạn yêu cầu thực hiện. Nếu đăng ký tạm trú, chọn mục Đăng ký tạm trú. Nếu đăng ký lập hộ mới thì tích chọn mục này; nếu đăng ký tạm trú vào hộ khác thì không chọn.
Sau đó, chọn trường hợp của bạn như: Nhân khẩu từ ngoài tỉnh đến; Nhân khẩu từ ngoài xã trong huyện đến; Hộ từ ngoài tỉnh đến…
– Mục Tạm trú từ ngày và Tạm trú đến ngày: Điền thời gian dự định đăng ký tạm trú;
– Mục Người khai báo là người thay đổi: Nếu tích chọn mục này, những thông tin của tài khoản sẽ tự động nhập vào thông tin người thay đổi. Nếu chưa có thông tin, hệ thống không cho phép chọn và sẽ
– Họ tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Số Định danh cá nhân (CCCD)/CMND; Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại: Khai báo thông tin của người đăng ký tạm trú.
– Họ tên chủ hộ; Quan hệ với chủ hộ; Số ĐDCN (CCCD) /CMND chủ hộ: Tên, thông tin người đứng tên chủ hộ trên đăng ký tạm trú; mối quan hệ người đăng ký với chủ hộ;
– Nội dung đề nghị: Hệ thống sẽ nhảy tự động từ lựa chọn ở mục Thủ tục và Trường hợp phía trên. Tuy nhiên, mục này, người yêu cầu có thể thay đổi được.
– Mục Nơi đề nghị đăng ký tạm trú: Người đề nghị điền địa chỉ đăng ký tạm trú. Thông tỉnh/thành phố; Quận/huyện; Phường/xã được nhập tự động dựa vào thông tin đã khai báo phía trên.
– Mục Hồ sơ đính kèm: Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Bạn có loại giấy tờ bản gốc hay bản sao hay bản chứng thực thì lựa chọn và tải lên bằng cách ấn nút Chọn tệp.
Nếu cần tải lên giấy tờ khác chọn mục Thêm mới. Chẳng hạn, nếu đăng ký theo danh sách cần tải lên văn bản đề nghị đăng ký tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp kèm danh sách người tạm trú. Danh sách bao gồm những thông tin cơ bản của từng người: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú.
– Thông tin nhận kết quả giải quyết: Chọn 01 trong 03 hình thức: Trực tiếp, qua email, qua Cổng thông tin (Chọn mục này như nào ảnh hưởng đến việc tra cứu kết quả; Nên chọn qua Cổng thông tin hoặc email để tránh mất thời gian đi lại).
Cuối cùng, tích chọn Tôi xin chịu trách nhiệm về lời khai trên và ấn Lưu và gửi hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết
Sau khi gửi hồ sơ đi, người dân cần đợi thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ có trách nhiệm giải quyết trong 03 ngày làm việc. Nếu được yêu cầu đến trực tiếp để xuất trình các giấy tờ bản chính, người dân cần chấp hành để được đăng ký tạm trú.
2. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú?
Hiên nay nhu cầu đi chuyển chỗ ở để học tập và công tác rất nhiều và theo đó để được đăng ký tạm trú, cá nhân cần có giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Khi đăng ký online, cần đăng tải giấy tờ để cán bộ tiếp nhận kiểm tra. Cụ thể, để được đăng ký tạm trú, cần một trong các giấy tờ quy định tại Nghị định 62/2021/NĐ-CP:
+ Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);
+ Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);
+ Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
+ Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;
+ Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
+ Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
Như vậy căn cứ theo như trên thì nếu bạn muốn đăng kí tạm trú bạn nên thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ và giấy từ theo quy định để được thực hiện đăng kí tạm trú nhanh nhất, một số trường hợp nếu thiếu các loại giấy tờ hoặc mất giấy tờ có thể liên hệ các cơ quan có thẩm quyền xin cấp lại và thực hiện các giấy tờ khác liên quan hoặc xác nhận ở địa phương.
Trên thực tế thì từ thực hiện đăng kí tạm trú tạm vắng từ giấy tờ qua phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin được coi là một bước tiến mới trong thời kì công nghệ số và qua quá trình này đã mang lại nhiều lợi ích và tiện lợi cho người dân. Tuy nhiên, đối với địa bàn miền núi và những vùng khác nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí hạn chế thì việc thay đổi này hiện nay đang còn nhiều bất cập và theo đó cần có hướng khắc phục và giải pháp cho vấn đề này.
3. Tra cứu tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục đăng kí tạm trú trực tuyến như thế nào?
Sau khi gửi hồ sơ trực tuyến, nhiều người muốn biết hồ sơ của mình đã được giải quyết chưa, giải quyết thế nào. Khi gửi hồ sơ đi, công dân có thể tra cứu tiến độ hồ sơ. Hình thức tra cứu, nhận kết quả phụ thuộc việc bạn lựa chọn ở mục Thông tin nhận kết quả giải quyết phía trên.
+ Nếu chọn nhận kết quả trực tiếp, người dân cần đến Công an cấp xã nơi đăng ký tạm trú để hỏi.
+ Nếu chọn nhận qua email, người dân cần đợi thông tin được gửi đến.
+ Nếu chọn Cổng thông tin, tại trang chủ Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú, chọn Quản lý hồ sơ dịch vụ công, sau đó chọn Hồ sơ mới đăng ký. Khi hiện ra giao diện mới, bạn nhập Mã hồ sơ và chọn Thủ tục hành chính để biết hồ sơ của mình đã được duyệt hay chưa.