Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Vậy pháp luật quy định việc hướng dẫn công bố, niêm yết công khai thủ tục hành chính như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn công bố thủ tục hành chính:
1.1. Thẩm quyền công bố thủ tục hành chính:
Căn cứ Điều 13 Văn bản hợp nhất 10272/VBHN-VPCP năm 2017 hợp nhất Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính quy định về thẩm quyền công bố thủ tục hành chính, Điều này quy định để giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, thủ tục hành chính sẽ phải được công bố dưới hình thức quyết định theo quy định sau đây:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ công bố thủ tục hành chính được quy định ở trong văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải công bố:
+ Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền ở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó phải xác định rõ về tên, căn cứ pháp lý, thời gian, địa điểm thực hiện và phí, lệ phí trong trường hợp được phân cấp hoặc ủy quyền quy định.
+ Thủ tục hành chính được giao quy định hoặc là quy định chi tiết trong văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc là ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho các cá nhân, tổ chức công bố thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
1.2. Phạm vi công bố thủ tục hành chính:
Căn cứ Điều 14 Văn bản hợp nhất 10272/VBHN-VPCP năm 2017 hợp nhất Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính quy định về phạm vi công bố thủ tục hành chính, cụ thể như sau:
- Tất cả các thủ tục hành chính sau khi ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ sẽ phải được công bố công khai.
- Việc công bố công khai thủ tục hành chính, bao gồm có: công bố thủ tục hành chính mới ban hành; công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc là thay thế và công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ.
1.3. Xây dựng, ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính:
Hình thức và nội dung Quyết định công bố: căn cứ Điều 6 Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính thì hình thức và nội dung Quyết định công bố thủ tục hành chính được quy định như sau:
- Quyết định công bố thủ tục hành chính có kết cấu như dưới đây:
+ Quyết định.
+ Danh mục các thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ.
+ Nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính (trong trường hợp công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc là thay thế) và các tài liệu kèm theo (nếu có), gồm có: mẫu đơn, mẫu tờ khai; phí, lệ phí; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện.
- Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền ở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết cấu và nội dung cụ thể như sau:
+ Kết cấu của quyết định gồm có 02 phần: Quyết định và Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền ở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Danh mục thủ tục hành chính sẽ được sắp xếp lần lượt theo thứ tự thẩm quyền và lĩnh vực giải quyết
+ Nội dung danh mục thủ tục hành chính bao gồm có tên, thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục hành chính, căn cứ pháp lý và phí, lệ phí trong trường hợp được phân cấp hoặc là ủy quyền quy định.
Quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: căn cứ Điều 9 Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính thì quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ được quy định như sau:
- Thực hiên xây dựng Quyết định công bố:
+ Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ dự thảo Quyết định công bố ngay sau khi mà văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định chi tiết về các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ được ban hành.
+ Cơ quan, đơn vị đã dự thảo Quyết định công bố phải gửi hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố đến cho Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (sau đây được gọi là Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ) nhằm để kiểm soát chất lượng trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chậm nhất là trước 30 (ba mươi) ngày tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
+ Hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố, bao gồm có: Tờ trình ban hành Quyết định công bố; dự thảo của Quyết định công bố, kèm theo thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính mà được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị bãi bỏ.
- Trình ban hành Quyết định công bố: Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm về việc giúp Chánh Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ kiểm soát về hình thức, nội dung Quyết định công bố sau khi đã nhận được hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố. Trường hợp dự thảo của Quyết định công bố đáp ứng đủ các điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ trình lên Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ký, ban hành Quyết định công bố.
- Tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Quyết định công bố: Đối với hồ sơ trình dự thảo của Quyết định công bố chưa đáp ứng được điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ gửi văn bản góp ý cho cơ quan, đơn vị dự thảo về Quyết định công bố để nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo chậm nhất là sau 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình ban hành quyết định công bố.
- Quyết định công bố sau khi được ký, ban hành phải gửi đến cho Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ (bản điện tử và các bản giấy), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bản điện tử thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) chậm nhất là sau 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành; đồng thời công khai ở trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tích hợp các dữ liệu để công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định.
Quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: căn cứ Điều 10 Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính thì quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
- Đối với Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền ở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Trên cơ sở Quyết định công bố của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực mà thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Tờ trình, dự thảo Quyết định công bố danh mục các thủ tục hành chính và gửi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm giúp cho Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm soát về hình thức, các nội dung Quyết định công bố sau khi nhận được hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố các danh mục thủ tục hành chính. Trường hợp dự thảo Quyết định công bố đáp ứng đủ những điều kiện về nội dung và hình thức, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký, ban hành.
- Quyết định công bố sau khi được ký, ban hành phải gửi đến cho Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ (bản điện tử thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) và những cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính chậm nhất là sau 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành; đồng thời công khai ở trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tích hợp các dữ liệu để công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo quy định.
Quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính của Tổng Giám đốc Cơ quan: căn cứ Điều 11 Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính thì quy trình xây dựng, ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính của Tổng Giám đốc Cơ quan được thực hiện như sau:
- Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam xây dựng Tờ trình, dự thảo Quyết định công bố các thủ tục hành chính và gửi đến Tổ chức thực hiện chức năng kiểm soát các thủ tục giải quyết công việc mà thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chậm nhất là sau 05 ngày kể từ ngày văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc được ký, ban hành.
- Tổ chức thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục giải quyết công việc thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam kiểm soát về các hình thức, nội dung Quyết định công bố sau khi nhận được hồ sơ trình ban hành Quyết định công bố.
- Quyết định công bố sau khi được ký, ban hành được gửi đến cho Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ (các bản giấy và bản điện tử thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) chậm nhất là sau 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành và những cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính; đồng thời phải công khai ngay trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tích hợp về dữ liệu để công khai trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan theo quy định.
2. Hướng dẫn niêm yết công khai thủ tục hành chính:
Điều 16 Văn bản hợp nhất 10272/VBHN-VPCP năm 2017 hợp nhất Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính quy định thông tin về thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền công bố sẽ phải được công khai đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng và phải được đăng tải ở trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Niêm yết công khai thủ tục hành chính được thực hiện như sau:
2.1. Hình thức công khai:
Căn cứ Điều 17 Văn bản hợp nhất 10272/VBHN-VPCP năm 2017 hợp nhất Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính quy định hình thức công khai như sau:
- Thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền công bố phải được công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời theo những hình thức sau:
+ Công khai ở trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
+ Công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc niêm yết hoặc là sử dụng các hình thức điện tử phù hợp với những điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trên cơ sở quyết định công bố thủ tục hành chính hoặc kết xuất, kết nối, tích hợp về dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
+ Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở là kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
- Ngoài hình thức công khai bắt buộc nêu trên, việc công khai thủ tục hành chính có thể thực hiện theo những hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị và đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
2.2. Cách thức niêm yết công khai thủ tục hành chính:
Căn cứ Điều 15 Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính thì cách thức công khai thủ tục hành chính được thực hiện thống nhất như sau:
- Công khai thủ tục hành chính theo hình thức niêm yết trên bảng theo một hoặc là nhiều cách thức sau đây: Bảng gắn trên tường, bảng trụ xoay, bảng di động… phù hợp với các điều kiện cụ thể của cơ quan thực hiện niêm yết hoăc dưới hình thức điện tử phù hợp với các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
- Vị trí công khai phải thích hợp, với kích thước phù hợp để cá nhân được dễ đọc, dễ tiếp cận. Nơi công khai phải có khoảng trống đủ rộng để cho người đọc có thể tìm hiểu, trao đổi, ghi chép; không sử dụng kính, màng nhựa, lưới thép hoặc là cửa có khóa để che chắn bảng niêm yết thủ tục hành chính; hình thức công khai điện tử phải cho phép những người sử dụng tự tra cứu các thông tin về thủ tục hành chính theo yêu cầu.
- Nội dung công khai phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục hành chính theo từng lĩnh vực; các nội dung hướng dẫn về quyền phản ánh, kiến nghị và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
- Thủ tục hành chính công khai được chia theo từng lĩnh vực, kết cấu như nêu dưới đây:
+ Danh mục thủ tục hành chính theo lĩnh vực được ghi rõ tên thủ tục hành chính; đánh số thứ tự tương ứng của mỗi thủ tục hành chính đối với trường hợp niêm yết; cho phép hiển thị những nội dung chi tiết của thủ tục hành chính đối với hình thức điện tử;
+ Đối với trường hợp niêm yết, nội dung của từng thủ tục hành chính được trình bày theo mẫu pháp luật quy định và in một mặt trên trang giấy tối thiểu là khổ A4, kèm theo là mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có); sử dụng phông chữ tiếng Việt Unicode (Times New Roman), cỡ chữ tối thiểu phải là 14 theo tiêu chuẩn Việt Nam
+ Ngoài cách thức công khai bắt buộc tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và ở trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về các thủ tục hành chính, bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc những cơ quan nêu trên có thể sử dụng thêm các hình thức công khai khác phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ dân trí, tập quán và văn hóa sinh hoạt của cộng đồng dân cư, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
THAM KHẢO THÊM: