Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, đánh trực tiếp vào các loại sản phẩm và hàng hóa khi gây ra tác động xấu, tác động tiêu cực đến môi trường. Nộp thuế bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của người dân, người nộp thuế là người sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Dưới đây là cách hướng dẫn kê khai thuế bảo vệ môi trường có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn cách kê khai thuế bảo vệ môi trường:
Hiện nay, có nhiều mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, người nộp thuế là người sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Vì vậy, hoạt động kê khai thuế bảo vệ môi trường là một hoạt động vô cùng quan trọng. Bộ tài chính hiện nay cũng ban hành văn bản hướng dẫn cách kê khai thuế bảo vệ môi trường. Căn cứ theo quy định tại Mục II thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1462/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, có hướng dẫn cụ thể về quy trình kê khai thuế bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:
Bước 1: Người nộp thuế cần phải chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ, tài liệu, số liệu, lập tờ khai thuế bảo vệ môi trường, gửi tới cơ quan thuế chậm nhất là vào ngày thứ 20 của tháng sau tháng phát sinh nghĩa vụ nộp thuế. Cụ thể như sau:
– Người nộp thuế nộp thành phần hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi sản xuất các loại hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường, nơi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoại trừ thuế bảo vệ môi trường của hoạt động kinh doanh xăng dầu căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thuế bảo vệ môi trường của hoạt động khai thác than và tiêu thụ than trong nội địa ở căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
– Đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu:
+ Thương nhân đầu mối trực tiếp thực hiện thủ tục nhập khẩu, sản xuất, pha chế các loại xăng dầu nộp thành phần hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với lượng xăng dầu đó do các thương nhân đầu mối trực tiếp xuất/bán, bao gồm xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để nhằm mục đích trao đổi các sản phẩm hàng hóa khác, xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, bán cho các tổ chức và cá nhân khác không phải là đơn vị phụ thuộc/công ty con theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp của thương nhân đầu mối, ngoại trừ trường hợp xăng dầu xuất bán và nhập khẩu ủy thác cho các thương nhân đầu mối khác;
+ Các công ty con theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp của thương nhân đầu mối hoặc các đơn vị phụ thuộc của công ty con, các đơn vị phụ thuộc của thương nhân đầu mối một thành phần hồ sơ khai thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với lượng xăng dầu xuất/bán cho các tổ chức và cá nhân khác không phải là công ty con theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp của thương nhân đầu mối và các đơn vị phụ thuộc của công ty con đó;
+ Thương nhân đầu mối hoặc công ty con theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp của thương nhân đầu mối có đơn vị phụ thuộc tiến hành thủ tục sản xuất kinh doanh tại địa phương khác tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với nơi thương nhân đầu mối, và công ty con của thương nhân đầu mối đặt trụ sở chính, mà các đơn vị phụ thuộc không thực hiện thủ tục hạch toán kế toán độc lập để khai riêng thuế bảo vệ môi trường thì thương nhân đầu mối, công ty con của thương nhân đầu mối cần phải thực hiện hoạt động khai thuế bảo vệ môi trường đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp, tính thuế và phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp cho từng địa phương nơi có đơn vị phụ thuộc đóng trụ sở theo quy định của chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ tài chính.
– Đối với hoạt động khai thác than và tiêu thụ nội địa: Doanh nghiệp có hoạt động khai thác và tiêu thụ than trong nội địa thông qua hình thức quản lý và giao cho các công ty con, các đơn vị phụ thuộc khai thác, chế biến than, tiêu thụ trong phạm vi nội địa thì đơn vị thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ than cần phải thực hiện trách nhiệm kê khai thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho toàn bộ số thuế bảo vệ môi trường phát sinh đối với hoạt động khai thác than thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường, đồng thời nộp thành phần hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kèm theo bản xác định số thuế phải nộp cho từng địa phương nơi của công ty khai thác than đóng trụ sở theo quy định cụ thể của chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ tài chính.
Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường, thông báo về việc tiếp nhận thành phần hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường, trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ và không hợp pháp, không đúng mẫu do pháp luật quy định thì cần phải thông báo cho người nộp thuế trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp tiếp nhận thành phần hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường thông qua hình thức online trực tuyến tại cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế, cơ quan thuế thực hiện hoạt động tiếp nhận, kiểm tra và giải quyết thành phần hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế. Theo đó:
– Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thuế sẽ gửi thông báo về việc người nộp thuế đã nộp hồ sơ, thông báo lý do không tiếp nhận thành phần hồ sơ cho người nộp thuế thông qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế đã lựa chọn trọng nhất 15 phút kể từ khi nhận được hồ sơ khai thuế điện tử của người nộp thuế;
– Cơ quan thuế sẽ thực hiện hoạt động kiểm tra, giải quyết thành phần hồ sơ khai thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, gửi thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận hồ sơ tới Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế đã lựa chọn chậm nhất 01 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày ghi nhận trên thông báo tiếp nhận nộp hồ sơ khai thuế điện tử.
2. Thành phần hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường gồm những gì?
Căn cứ tại tiểu mục 21 Mục II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1462/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi thay thế, bãi bỏ trong lĩnh vực Thuế, Hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính, hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường gồm:
– Tờ khai thuế BVMT mẫu số 01/TBVMT theo Phụ lục 1 Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế và Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính;
– Phụ lục bảng xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với than mẫu số 01-1/TBVMT theo Phụ lục 1 Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế và Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính (trường hợp người nộp thuế thực hiện phân bổ thuế bảo vệ môi trường phải nộp của mặt hàng xăng dầu cho từng địa phương nơi có đơn vị phụ thuộc đóng trụ sở theo quy định);
– Phụ lục bảng phân bổ số thuế bảo vệ môi trường phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với xăng dầu mẫu số 01-2/TBVMT theo Phụ lục 1 Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế và Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính (trường hợp người nộp thuế xác định số thuế phải nộp cho từng địa phương nơi có công ty khai thác than đóng trụ sở theo quy định).
3. Người nộp thuế thực hiện khai thuế bảo vệ môi trường bằng hình thức nào?
Căn cứ tại tiểu mục 21 Mục II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1462/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi thay thế, bãi bỏ trong lĩnh vực Thuế, Hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính, người nộp thuế thực hiện khai thuế bảo vệ môi trường bằng những cách thức sau:
– Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế;
– Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính;
– Hoặc gửi hồ sơ điện tử đến cơ quan thuế qua giao dịch điện tử.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 1462/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi thay thế, bãi bỏ trong lĩnh vực Thuế, Hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính;
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế;
– Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Thông tư 13/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
THAM KHẢO THÊM: