Hạch toán vốn điều lệ của doanh nghiệp là một trong những thủ tục quan trọng của bộ phận kế toán, quá trình hạch toán sẽ ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động góc vốn doanh nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì cách hạch toán khi tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp, công ty được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn cách hạch toán khi tăng vốn điều lệ của công ty:
Trước hết, hạch toán vốn điều lệ của công ty là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Phương pháp hạch toán vốn điều lệ là phương pháp ghi nhận số tiền góp vốn mà các chủ sở hữu đã đầu tư vào một loại hình công ty nhất định để làm vốn điều lệ. Các phương pháp hạch toán vốn điều lệ phổ biến của công ty hiện nay có thể kể đến như hạch toán bằng tài sản, hạch toán bằng vốn phát hành cổ phần, hạch toán vốn điều lệ khi trả vốn góp. Như vậy, có thể tham khảo cách hạch toán khi tăng vốn điều lệ của công ty như sau:
(1) Hạch toán khi góp vốn bằng tiền, tài sản, hàng hóa. Theo đó, để hạch toán khi tăng vốn điều lệ của công ty đối với các loại tài sản đó, kế toán cần phải ghi nhận thông qua các tài khoản như sau:
– Nợ TK của các tài khoản 111, TK 112, trong trường hợp công ty nhận vốn góp bằng tiền mặt;
– Nợ các TK 121, TK 128, TK 228 trong trường hợp doanh nghiệp, công ty nhận vốn góp bằng cổ phiếu, bằng trái phiếu, các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp khác;
– Nợ TK 152, TK 156, TK 155 trong trường hợp công ty nhận vốn góp bằng hàng hóa tồn kho;
– Nợ TK 211, TK 217, TK 241 trong trường hợp công ty nhận vốn góp bằng các loại tài sản cố định, bất động sản;
– Nợ TK 331, TK 338, TK 341 trong trường hợp thực hiện thủ tục chuyển nợ phải trả trở thành vốn góp của công ty;
– Nợ TK 4118, TK 4112, đây là tài khoản xác định phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và khoản nợ cần phải trả, để chuyển thành vốn nhỏ hơn giá trị phần vốn góp, là cơ sở để tính phần vốn góp của chủ sở hữu;
– Có TK 4111, và đây là tài khoản vốn của chủ sở hữu;
– Có TK 4118, TK 4112, và đây là tài khoản phản ánh phần chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ cần phải trả, sau đó chuyển thành vốn lớn hơn so với giá trị phần vốn góp, là cơ sở để tính phần vốn góp của chủ sở hữu.
(2) Hạch toán góp vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, huy động vốn cổ đông. Theo đó, tăng vốn điều lệ của công ty sẽ được hạch toán thông qua các tài khoản như sau:
– Nợ TK 4112, nợ TK 111;
– Nợ TK 111 (tùy theo mệnh giá của từng cổ phiếu), có TK 4111 (phần vốn góp của chủ sở hữu tùy thuộc vào từng mệnh giá cổ phần khác nhau);
– Nợ TK 4112, đây là tài khoản phản ánh thẳng dư vốn cổ phần trong trường hợp khi phát hành cổ phần nhỏ hơn so với mệnh giá cổ phần hiện có;
– Trong trường hợp trả bằng tài sản cố định thì sẽ hạch toán thông qua tài khoản TK 411 (tức là tài khoản phản ánh vốn đầu tư của chủ sở hữu).
2. Nguyên tắc hạch toán khi tăng vốn điều lệ của công ty:
Căn cứ theo quy định tại …, nguyên tắc hạch toán khi tăng vốn điều lệ của công ty được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau:
– Tài khoản TK 411 được sử dụng là tài khoản phản ánh số vốn do chủ sở hữu hiện có, phản ánh tình hình tăng vốn hoặc giảm vốn điều lệ của công ty. Các công ty con và các đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện thủ tục hạch toán có vốn điều lệ một cách độc lập, phản ánh đầy đủ số vốn của công ty mẹ đầu tư vào tài khoản TK 411;
– Vốn đầu tư của chủ sở hữu bao gồm các loại vốn cơ bản như sau: Vốn góp ban đầu, vốn góp bổ sung của các chủ sở hữu, các tài khoản được bổ sung từ nhiều nguồn quỹ khác nhau, các khoản lợi nhuận sau thuế của quá trình hoạt động kinh doanh, cổ phần vốn của trái phiếu chuyển đổi, các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản nhận được từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi nhận tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu;
– Các doanh nghiệp sẽ chỉ được phép hạch toán vốn điều lệ vào tài khoản TK 411 – tức là tài khoản vốn đầu tư của chủ sở hữu theo số vốn thực tế mà chủ sở hữu đã đóng góp, đồng thời không được ghi nhận theo số vốn cam kết hoặc số phải thu;
– Doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục hạch toán góp vốn điều lệ chi tiết đối với số vốn đầu tư của chủ sở hữu theo từng nguồn vốn khác nhau, còn phải theo dõi chi tiết và cụ thể thông qua sổ sách;
– Doanh nghiệp sẽ được giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu khi thuộc một trong những trường hợp sau đây: Doanh nghiệp nộp lại vốn hoặc trả vốn cho ngân sách nhà nước hoặc bị điều động vốn cho các doanh nghiệp khác theo văn bản quyết định của cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp trả lại vốn cho các chủ sở hữu hoặc hủy bỏ cổ phiếu quỹ theo quy định của pháp luật phải tiến hành thủ tục giải thể hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật, hoặc một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp nhận vốn bằng tài sản, cần phải thực hiện thủ tục phản ánh tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu theo giá tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với các tài sản vô hình như thương hiệu, tên thương mại, quyền khai thác phát triển dự án thì sẽ chỉ được ghi nhận tăng vốn khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Nguyên tắc xác định và ghi nhận quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần được thực hiện theo quy định như sau: Quyền chuyển đổi trái phiếu thành của công ty sẽ phát sinh ngay sau khi doanh nghiệp/công ty phát hành loại trái phiếu có thể thực hiện thủ tục chuyển đổi thành một số lượng cổ phiếu xác định. Giá trị phần vốn của trái phiếu chuyển đổi được xác định là phần chênh lệch của tổng số tiền thu về từ việc phát hành trái phiếu chuyển đổi so với giá trị phần nợ của trái phiếu chuyển đổi đó. Đồng thời, giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi sẽ được ghi nhận riêng tại phần vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Khi đáo hạn trái phiếu, kế toán doanh nghiệp cần phải chuyển quyền chọn cổ phiếu này sang quyền ghi nhận thẳng dư vốn cổ phần.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu:
Theo như phân tích nêu trên, tài khoản TK 411 là một trong những tài khoản quan trọng phản ánh vốn đầu tư của chủ sở hữu. Theo đó, kết cấu và nội dung của tài khoản này được thực hiện như sau:
(1) Đối với bên nọ, vốn đầu tư của chủ sở hữu bị giảm do các nguyên nhân sau đây:
– Hoàn trả các khoản vốn góp cho chủ sở hữu;
– Tiến hành thủ tục điều chuyển vốn góp cho các đơn vị khác;
– Thực hiện hoạt động phát hành cổ phiếu thấp hơn;
– Tiến hành thủ tục giải thể hoặc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp;
– Thực hiện hoạt động bù lỗ kinh doanh dựa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hủy bỏ cổ phiếu quỹ công ty cổ phần.
(2) Bên có, vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng do các nguyên nhân như sau:
– Chủ sở hữu vốn;
– Phát hành cổ phiếu có mệnh giá cao hơn;
– Bổ sung vốn từ nguồn lợi nhuận kinh doanh hoặc từ quỹ thuộc vốn của chủ sở hữu;
– Phát hành quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần;
– Giá trị quà tặng, tài trợ, quà biếu được ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hiểu rõ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(3) Số dư bên có, theo đó vốn đầu tư của chủ sở hữu hiện có của doanh nghiệp bao gồm:
– TK 4111, đây là vốn góp của chủ sở hữu;
– TK 4112, đây là vốn cổ phiếu ưu đãi, hoặc thẳng dư vốn cổ phần;
– TK 4113, đây là quyền chọn chuyển đổi trái phiếu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư
THAM KHẢO THÊM: