Hướng dẫn 01-HD/TW quy định một số vấn đề cụ thể thi hành điều lệ đảng.
HƯỚNG DẪN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG
Căn cứ Điều lệ Đảng; Quy định thi hành Điều lệ Đảng số
Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XI,
Ban Bí thư hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng như sau :
1 – Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng ở một số trường hợp đặc biệt
1.1- Về tuổi đời
Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi (tính theo năm) khi đủ các điều kiện sau : có sức khoẻ và uy tín, đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt và phải được ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp uỷ có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
1.2- Về trình độ học vấn
a) Người vào Đảng đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, không bảo đảm được quy định tại điểm 1,
b) Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người thực sự có uy tín, đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, tối thiểu phải biết đọc, viết chữ quốc ngữ, được ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp uỷ có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
2 – Đảng viên phải ’’hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”
2.1- Nhiệm vụ đưọc giao bao gồm : nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định, nhiệm vụ do các tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và các đoàn thể chính trị – xã hội phân công.
2.2- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là hoàn thành có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm thời gian theo quy định.
2.3- Phân công công tác cho đảng viên là việc giao cho đảng viên những nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ như : xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; phát triển đảng viên; xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh; xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội… Chi bộ có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện, đưa vào nội dung đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm; đảng viên được phân công có trách nhiệm báo cáo với chi bộ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Cấp uỷ cấp trên thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện và chỉ đạo rút kinh nghiệm.
2.4- Việc đánh giá kết quả “hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” căn cứ vào kiểm điểm công tác theo định kỳ (hằng năm) của đảng viên ở chi bộ; nhận xét của cấp uỷ, chính quyền hoặc cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, ban chấp hành đoàn thể chính trị – xã hội (nơi đảng viên là thành viên tham gia các tổ chức đó) thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ.
3 – Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.1- Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
3.2- Đơn xin vào Đảng
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
3.3- Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
– Người vào Đảng.
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra
– Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
– Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
c) Phương pháp thẩm tra
– Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên : cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
– Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
– Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.
– Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.
– Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng uỷ Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.
– Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp uỷ cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.
d) Trách nhiệm của các cấp uỷ và đảng viên
– Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ cơ sở nơi có người vào Đảng :
+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi uỷ chưa nhận xét và cấp uỷ cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).
+ Gửi
+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.
– Trách nhiệm của cấp uỷ cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch :
+ Chỉ đạo chi uỷ hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.
+ Cấp uỷ cơ sở nơi đến thẩm tra : Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp uỷ nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp uỷ, tổ chức đảng…” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp uỷ xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp uỷ cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường
+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.
đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
Ở các cơ quan thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí.
3.5. Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi uỷ nơi người vào Đảng cư trú
Chi uỷ tổ chức lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị – xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chi uỷ hoặc chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) nơi cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ.