Truy quét Ful Rô trước năm 1995 có được hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg không? Chế độ với người tham gia chiến tranh tại biên giới và Campuchia.
Truy quét Ful Rô trước năm 1995 có được hưởng chế độ theo
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã nhập ngũ tháng 6/1979 đến tháng 8/1981 tại đơn vị đại đội 3 cơ động biên phòng Gia Lai – KonTum. Trong thời gian huấn luyện và công tác tại C3 tôi được điều động cùng trung đội 3 đi truy quét phun rô và tàn quân pôn pốt tại địa bàn Sa Thầy huyện Sa Thầy và huyện Chư Pả khu vực Tà Pột và Tà Giạt tại biên giới Campuchia. Đi làm đường phục vụ cho việc vận chuyển nhu yếu phẩm và đạn dược sang X14 nằm trên đất Campuchia. Từ 9/1981 sau khi đơn vị giải tán , tôi đi học hạ sỹ quan biên phòng tại Đà Nẵng. Sau về công tác tại đồn biên phòng 617 ĐắkBlô Đắklây KonTum về phục viên tháng 9/1984 . Hỏi tôi có được diện chế độ 62 hay không? Nếu được thì thủ tục như thế nào? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Tại điểm a, khoản 1, Điều 2 Quyết định 62/2011/QĐ -TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quyết định này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có dưới 20 năm phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (bao gồm cả số đi lao động hợp tác quốc tế về phục viên, xuất ngũ, thôi việc) trước ngày 01 tháng 4 năm 2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 hoặc thương binh nặng đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng;
….."
Theo đó, đối tưởng hưởng chế độ theo quy định của
+ Đang hưởng chế độ hưu trí hoặc đang công tác có hưởng lương từ ngân sách nhà nước và có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trừ cán bộ xã đã nghỉ hưu hoặc đang công tác nhưng không được tính nối thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi thôi công tác ở xã; hoặc đối tượng đang hưởng chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng
+ Đào ngũ, đầu hàng, phản bội, chiêu hồi
+ Có hành vi vi phạm pháp luật và đang phải chấp hành án tù giam, chung thân hoặc bị kết án về một trong các tội phạm về xâm phạm an ninh, quốc gia mà chưa được xóa án tích; bị tước danh hiệu quân nhân, công an, dân quân tự vệ; bị buộc thôi việc
+ Xuất cảnh trái phép, đang định cư ở nước ngoài hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích
+ Đối tượng là quân nhân, công an, thanh niên xung phong, nhập ngũ, tuyển dụng hoặc tham gia lực lượng thanh niên xung phong trước ngày 30/4/1975
+ Đối tượng thuộc diện hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg nhưng đã từ trần mà không còn vợ, chồng, con, bố mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.
Theo quy định thì đối tượng trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg phải có thời gian và địa bàn công tác theo quy định tại Điều 3 Quyết định 62/2011/QĐ -TTg như sau:
-Về địa bàn: Địa bàn xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là các huyện thuộc biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, gồm cả các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK1; các tỉnh Tây Nguyên và các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sự. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sự.
– Về thời gian xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế:
+ Ở biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979;
+ Ở biên giới phía Bắc từ tháng 02 năm 1979 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988;
+ Truy quét Ful rô từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1992;
+ Làm nhiệm vụ giúp bạn Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988;
+ Làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31 tháng 8 năm 1989.
Thời gian làm nhiệm vụ quốc tế đối với một số đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật chế độ trợ cấp cho người có công với cách mạng: 1900.6568
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn: Bạn nhập ngũ tháng 6/1979 đến tháng 8/1981 tại đơn vị đại đội 3 cơ động biên phòng Gia Lai – KonTum. Trong thời gian huấn luyện và công tác tại C3 được điều động cùng trung đội 3 đi truy quét Phun rô và tàn quân pôn pốt tại địa bàn Sa Thầy huyện Sa Thầy và huyện Chư Pả khu vực Tà Pột và Tà Giạt tại biên giới Campuchia . Đi làm đường phục vụ cho việc vận chuyển nhu yếu phẩm và đạn dược sang X14 nằm trên đất Campuchia. Từ 9/1981 sau khi đơn vị giải tán, bạn đi học hạ sỹ quan biên phòng tại Đà Nẵng. Sau về công tác tại đồn biên phòng 617 ĐắkBlô Đắklây KonTum về phục viên tháng 9/1984. Trường hợp của bạn nếu không thuộc các trường hợp không được áp dụng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg thì thuộc đối tượng áp dụng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ -TTg.
Tại Điều 7 Quyết định 62/2011/QĐ -TTg có quy định về hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp được quy định như sau:
– Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần bao gồm: 01 bản khai của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần); một hoặc một số giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền), nếu có;
– Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng bao gồm: 01 bản khai của đối tượng; một hoặc một số giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền) chứng minh đúng đối tượng, đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều 2, Điều 3 Quyết định 62/2011/QĐ -TTg.
Đối tượng đủ điều kiện để hưởng trợ theo Quyết định 62/2011/QĐ -TTg hoặc thân nhân đối tượng có trách nhiệm lập bản khai và nộp 01 bộ hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã (qua Trưởng thôn) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để chuyển hồ sơ xét chế độ đến các cấp có thẩm quyền.