Tổ chức thực hiện kinh doanh để trở thành doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện cơ bản được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Vậy hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không?
Mục lục bài viết
1. Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không?
Hiện nay, theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2023 (sẽ có hiệu lực ngày 01/07/2024) thì hợp tác tác xã được hiểu là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập phải có ít nhất 05 thành viên chính thức tự nguyện thống nhất ý chí với nhau về việc thành lập này, quá trình kết hợp này phải đề cao vai trò hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững; Các cá nhân thực hiện việc quản trị tự chủ, hoàn toàn đứng ra tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ.
– Một tổ chức để trở thành doanh nghiệp chính thức, nằm trong sự điều chỉnh của LLuật Doanh nghiệp và văn bản phap luật liên quan thì cần đảm bảo rằng: Đây là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh theo khoản 10 Điều 4
+ Thành lập Doanh nghiệp tư nhân;
+ Lựa chọn mô hình kinh doanh là Công ty cổ phần;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng là một trong 5 loại hình kinh doanh được cấp phép tại Việt Nam;
+ Bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
+ Cuối cùng là sự tồn tại của Công ty hợp danh;
– Soi chiếu với quy định trên thì hợp tác xã không có sự góp mặt trong các loại hình kinh doanh này. Đồng thời, theo khoản 7 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 thì hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 05 thành viên tự nguyện thành lập
Tóm lại, hợp tác xã không phải là doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.
2. Hợp tác xã có được thành lập doanh nghiệp không?
– Khi đề cập đến vấn đề hợp tác xã có được thành lập doanh nghiệp, thì Luật Hợp tác xã năm 2012 chưa có quy định về vấn đề này, chỉ đến khi có dự thảo của Luật Hợp tác xã năm 2023 có hiệu lực vào tháng 7 năm 2024 thì nội dung sửa đổi này mới chính thức được ghi nhận và áp dụng, cụ thể đã được ghi nhận trong Điều 81 Luật Hợp tác xã năm 2023, như sau:
+ Việc thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được pháp luật cho phép thành lập doanh nghiệp với mục tiêu hỗ trợ hoạt động, liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
+ Hợp đồng, giao dịch khác giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và doanh nghiệp được thành lập phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập;
+ Doanh nghiệp được thành lập không được trở thành thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó.
– Bên cạnh đó, việc thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải bảo đảm các quy định sau đây:
+ Cần phải đảm bảo được Đại hội thành viên thông qua;
+ Ngoài ra, không được sử dụng các nguồn vốn thuộc quỹ chung không chia và tài sản chung không chia để thành lập doanh nghiệp;
+ Thời gian để hợp tác xã tiến hành việc thông báo với cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã về vấn đề này thì thực hiện trong thời hạn 10 ngày làm việc;
+ Chính phủ quy định điều kiện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập doanh nghiệp.
– Liên quan đến các nội dung về góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp thì tại Điều 82 Luật Hợp tác xã năm 2023 đã quy định:
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tham gia vào viêc góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp nhận góp vốn đang là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động, liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sẽ có thẩm quyền thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, cổ đông của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
+ Ngoài ra, đối với doanh nghiệp được góp vốn, mua cổ phần không được trở thành thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó;
+ Qúa trình góp vốn, mua cả phần tham gia doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải bảo đảm các quy định sau đây:
Những hành động này cần được Đại hội thành viên thông qua;
Không được sử dụng các nguồn vốn thuộc quỹ chung không chia và tài sản chung không chia để góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp.
+ Chính phủ quy định điều kiện góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp.
3. Thủ tục để chuyển đổi hợp tác xã sang loại hình doanh nghiệp khác:
Căn cứ theo Công văn 3763/BKHĐT-HTX 2019 về chuyển đổi HTX sang loại hình khác thì hợp tac xã có mong muốn chuyển đổi thành bất kỳ một trong 5 doanh nghiệp đã được quy định thì có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1. Tiến hành đại hội thành viên:
Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cần phải trải qua phiên tổ chức đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc chuyển đổi hợp tác xã:
– Giai đoạn chuẩn bị đại hội thành viên đã được thực hiện theo quy định tại Điều 31, 32 và 33 Luật Hợp tác xã và khoản 2 Điều 32
– Bên cạnh đó, khi cá nhân đưa ra đề xuất chuyển đổi thì Đại hội thành viên biểu quyết và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện để thực hiện chuyển đổi hợp tác xã.
Bước 2. Tiến hành việc giải thể tự nguyện:
Các nội dung trình bày về vấn đề giải thể hợp tác xã tự nguyện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Hợp tác xã 2012. Để hoàn tất vấn đề này thì cần tuân thủ thủ tục theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 193/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi
Hội đồng giải thể thực hiện các công việc được hướng dẫn chi tiết theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Hợp tác xã 2012, cụ thể:
– Có trách nhiệm hoàn thiện việc lập báo cáo kiểm kê, đánh giá toàn bộ tình hình hoạt động và tài chính của hợp tác xã theo quy định tại Thông tư 83/2015/TT-BTC và Thông tư 31/2018/TT-BTC, cần lưu tâm đến một số các nội dung sau đây:
+ Cần tiến hành việc xác định giá trị tài sản, vốn, quỹ quy định tại Điều 48 Luật Hợp tác xã;
+ Việc lập báo cáo cần có các nội dung xác định và phân loại các khoản nợ phải thu, nợ phải trả (bao gồm: nợ bảo hiểm xã hội; nợ người lao động; nợ các tổ chức, cá nhân khác; nợ thuế, v.v.); danh sách chủ nợ và người vay nợ; nguồn gốc nợ và giá trị nợ;
+ Danh sách thành viên, người lao động cũng là một trong các nội dung quan trọng phải tiến hành kiểm kê, các nghĩa vụ của hợp tác xã đối với các đối tượng trên;
+ Cùng với đó, lập danh sách các hợp đồng kinh tế, các nghĩa vụ của hợp tác xã với các đối tượng trên (ngoài hợp đồng lao động);
– Hoạt động giải thể mặc dù là tự nguyện, đã có sự chuẩn bị từ trước nhưng cũng cần phải xây dựng phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ, thanh lý các hợp đồng kinh tế của hợp tác xã và thông báo công khai cho thành viên, người lao động, cá nhân và các tổ chức có liên quan về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng, xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã theo Điều 49, Luật Hợp tác xã 2012 và Thông tư 31/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã giải thể, phá sản;
– Văn bản ghi nhận ý kiến quan điểm của các thành viên, người lao động, cá nhân và các tổ chức có liên quan đến hợp tác xã chấp thuận phương án giải thể tự nguyện sẽ được lập sau khi các bên đã trao đổi và thống nhất. Hội đồng giải thể có trách nhiệm lập biên bản nhất trí phương án giải thể tự nguyện với các nhóm đối tượng trên;
– Sau khi chuẩn bị hồ sơ thì hợp tác xã sẽ tiến hành gửi bộ hồ sơ đến cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính;
– Cơ quan đăng ký hợp tác xã khi tiếp nhận hồ sơ sẽ phải ghi giấy xác nhận về việc giải thể tự nguyện của hợp tác xã theo quy định tại Điều 17 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT và sửa đổi Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT.
Bước 3. Hoàn tất giải thể và thành lập tổ chức mới:
Đối với mỗi loại hình lựa chọn chuyển đổi thì việc thành lập tổ chức được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp tương ứng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Luật Hợp tác xã năm 2023;
– Công văn số 3763/BKHĐT- HTX Chuyển đổi Hợp tác xã sang loại mô hình khác.