Phân loại hợp đồng ký kết với nhà thầu theo quy định? Quy định về hợp đồng với nhà thầu?
Hoạt động đấu thầu ngày nay đã trở nên rất phổ biến bởi những vai trò to lớn mà nó mang lại. Đối với các chủ dự án việc tổ chức đấu thầu mang lại hiệu quả vô cùng to lớn góp phần thực hiện có hiệu quả vè yêu cầu chất lượng của dự án, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư dự án cơ bản, đảm bảo tiến độ hoàn thành công trình. Còn đối với các nhà thầu việc tham gia các cuộc đấu thầu dự án giúp cho nhà thầu ngày các hoàn thiện hơn ở các phương diện để đáp ứng yêu cầu của dự án, tiến tới mục tiêu thắng thầu. Trong quá trình đấu thầu việc ký kết hợp đồng có những ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Phân loại hợp đồng ký kết với nhà thầu theo quy định:
Căn cứ theo quy định của Điều 62
1.1. Ký kết với nhà thầu hợp đồng trọn gói:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 62
Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói sẽ được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;
Khi các chủ thể lựa chọn việc áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
1.2. Ký kết với nhà thầu hợp đồng theo đơn giá cố định:
Hợp đồng theo đơn giá cố định được hiểu cơ bản là loại hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
Đối với loại hợp đồng theo đơn giá cố định thì nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.
1.3. Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật đấu thầu năm 2013, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được hiểu là hợp đồng có đơn giá có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
Đối với loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá đã được điều chỉnh.
1.4. Ký kết với nhà thầu hợp đồng theo thời gian:
Theo Khoản 4 Điều 62 Luật đấu thầu năm 2013 có quy định, hợp đồng theo thời gian được hiểu là hợp đồng áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Giá hợp đồng được dựa tính trên cơ sở thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và các khoản chi phí ngoài thù lao.
Nhà thầu sẽ được thanh toán theo thời gian làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao tương ứng với các chức danh và công việc ghi trong hợp đồng.
Như vậy, ta nhận thấy, đối với từng gói thầu cụ thể, căn cứ vào quy mô, vào tính chất của gói thầu, phía bên chủ đầu tư sẽ cân nhắc, xem xét để đưa ra quy định về loại hợp đồng áp dụng sao cho được phù hợp nhất để làm căn cứ lập hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp mà chủ đầu tư xem xét áp dụng nhiều loại hợp đồng thì sẽ cần phải đưa ra các quy định rõ ràng về loại hợp đồng tương ứng theo quy định đối với từng nội dung công việc cụ thể. Nếu trong trường hợp mà gói thầu áp dụng là loại hợp đồng trọn gói thì trong tờ trình phía bên chủ đầu tư không cần thiết phải giải thích lý do áp dụng loại hợp đồng trọn gói đó.
2. Quy định về hợp đồng với nhà thầu:
2.1. Hồ sơ hợp đồng:
Việc cần thiết khi các bên tiến hành ký kết hợp đồng là việc chuẩn bị hồ sơ hợp đồng.
Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu quy định tại Điều 63
– Văn bản hợp đồng.
–
– Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Ngoài các tài liệu được nêu cụ thể bên trên thì tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu, hồ sơ hợp đồng có thể bao gồm một hoặc một số tài liệu sau đây:
– Biên bản hoàn thiện hợp đồng.
–
– Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn.
– Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Các tài liệu có liên quan.
Cần lưu ý trong trường hợp có sự thay đổi các nội dung thuộc phạm vi của hợp đồng, các bên sẽ cần phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng theo đúng quy định pháp luật.
2.2. Điều kiện ký kết hợp đồng:
Nhà thầu sau khi được lựa chọn được ký kết hợp đồng khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 64
– Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.
– Tại thời điểm ký kết, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu.
Trong các trường hợp cần thiết, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà thầu, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu thì mới tiến hành ký kết hợp đồng.
– Những chủ thể là chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.
Như vậy, trên đây là các điều kiện cụ thể để các nhà thầu sau khi được lựa chọn được ký kết hợp đồng đối với bên chủ dự án. Các chủ thể là nhà thầu cần đáp ứng đủ các điều kiện được nêu trên thì mới được ký kết hợp đồng. Quy định này đã đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan và tính pháp lý của hợp đồng được ký kết.
2.3. Hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn:
Hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn quy định tại Điều 65 Luật đấu thầu 2013 như sau:
– Sau khi đã lựa chọn được nhà thầu, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung và nhà thầu được lựa chọn phải tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng được ký kết giữa các bên cần phải tuân thủ quy định của Luật đấu thầu năm 2013 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Một gói thầu có thể được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng; trong một hợp đồng có thể áp dụng một hoặc nhiều loại hợp đồng quy định tại Điều 62 của Luật đấu thầu năm 2013. Trong trường hợp áp dụng nhiều loại hợp đồng thì phải quy định rõ loại hợp đồng tương ứng với từng nội dung công việc cụ thể.
– Hợp đồng được ký kết giữa các bên sẽ cần phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
– Giá hợp đồng được ký kết sẽ không được vượt giá trúng thầu. Trong trường hợp bổ sung khối lượng công việc ngoài hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải bảo đảm giá hợp đồng không được vượt giá gói thầu hoặc dự toán được phê duyệt; nếu dự án, dự toán mua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giá hợp đồng phải bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm được phê duyệt.
– Ngoài ra, Chính phủ quy định nội dung hợp đồng liên quan đến đấu thầu.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì hợp đồng trong đấu thầu được xác định là một loại văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa các đơn vị bao gồm: giữa nhà thầu được lựa chọn với chủ đầu tư trong việc thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư được lựa chọn cùng doanh nghiệp dự án trong việc lựa chọn nhà đầu tư; giữa bên mời thầu và nhà thầu được lựa chọn trong hoạt động mua sắm thường xuyên; giữa nhà thầu và đơn vị mua sắm tập trung, đơn vị có nhu cầu mua sắm trong hoạt động mua sắm tập trung. Đối với hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn thì được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 65 Luật đấu thầu 2013. Và các nhà thầu cũng như bên mời thầu khi ký kết loại hợp đồng này cần tuân thủ quy định của pháp luật.