Quy định về quy tắc đầu tư có thể là khái niệm còn khá mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam, không ít các vụ kiện tranh chấp đã để lại nhiều bài học đắt giá cho các nhà đầu tư. Dưới đây là quy định của pháp luật về hợp đồng ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG ỦY THÁC QUẢN LÝ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN
Số: …/HĐUTQLTKCK
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại … Chúng tôi bao gồm:
BÊN ỦY THÁC (SAU DÂY GỌI LÀ BÊN A):
Họ và tên: …
Số điện thoại liên hệ: …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Số căn cước công dân: …
BÊN NHẬN ỦY THÁC (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN B):
Họ và tên: …
Số điện thoại liên hệ: …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Số căn cước công dân: …
Các bên có thảo thuận như sau:
Điều 1: Phạm vi ủy thác
1.1. Bên ủy thác là …, sau đây giao và uỷ quyền cho bên được ủy thác là … quản lý và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản ủy thác trong thời hạn ủy thác (cùng được quy định dưới đây) theo các quy định của hợp đồng này.
1.2. Tài sản ủy thác tại tài khoản ủy thác của bên ủy thác là tiền và/hoặc chứng khoán gồm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và các loại chứng khoán khác được phép ủy thác mua, bán theo quy định của pháp luật từng thời kỳ. Để làm rõ, tài sản phát sinh từ tài sản ủy thác hoặc từ việc giao dịch trên tài khoản ủy thác cũng được coi là tài sản ủy thác.
1.3. Bên ủy thác ủy quyền cho bên được ủy thác thực hiện giao dịch mua/bán từng loại chứng khoán được phép ủy thác theo các điều kiện sau:
– Khối lượng tối đa có thể mua/bán cho từng loại chứng khoán: tối đa 100% sức mua của Tài khoản ủy thác bao gồm tài sản ủy thác và hạn mức cho vay ký quỹ (nếu có) trong từng thời kỳ;
– Giá trị tối đa của từng lệnh giao dịch: tùy vào thị giá của từng loại chứng khoán được phép giao dịch với giá trị tối đa mỗi lệnh giao dịch không vượt quá tổng giá trị tiền trong danh mục tại thời điểm đặt lệnh, bao gồm tiền mặt trong tài khoản và tiền có thể ứng trước từ tiền bán chứng khoán, tiền vay ký quỹ (nếu có);
– Tổng giá trị giao dịch tối đa của một ngày giao dịch: tối đa 100% sức mua của tài khoản ủy thác bao gồm tài sản ủy thác và hạn mức cho vay kỹ quỹ (nếu có) trong từng thời kỳ;
– Phương thức giao dịch và loại lệnh giao dịch: Bên được ủy thác nhận ủy thác giao dịch trên tài khoản ủy thác theo các phương thức giao dịch và thực hiện các loại lệnh giao dịch phù hợp quy chế của Sở Giao dịch chứng khoán.
Điều 2: Quyền của bên ủy thác
2.1. Bên ủy thác được lựa chọn người hành nghề chứng khoán đủ điều kiện để quản lý tài khoản ủy thác trong danh sách do bên được ủy thác cung cấp.
2.2. Bên ủy thác được hưởng lợi nhuận phát sinh từ các giao dịch mua/bán chứng khoán trên tài khoản ủy thác (sau khi đã khấu trừ phí ủy thác và các khoản phải trả khác nếu có) theo các quy định trong hợp đồng này, các điều kiện icopy và theo quy định của pháp luật (nếu áp dụng).
2.3. Bên ủy thác được kiểm tra, giám sát hoặc yêu cầu bên được ủy thác báo cáo về tình trạng đầu tư qua việc cung cấp bảng sao kê giao dịch liên quan tới tài sản ủy thác định kỳ hàng tháng hoặc bất thường.
2.4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Nghĩa vụ và cam kết của bên ủy thác
3.1. Bên ủy thác thừa nhận và chấp thuận mọi kết quả từ các công việc mà bên được ủy thác thực hiện theo quy định của hợp đồng này và các điều Kiện iCopy. Trên cơ sở được giải thích và cung cấp thông tin bởi bên được ủy thác liên quan đến các rủi ro có thể phát sinh từ việc ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán, Bên ủy thác tự chịu mọi rủi ro phát sinh từ hoặc liên quan đến việc ủy thác giao dịch tài sản ủy thác này, bao gồm: rủi ro về giảm giá chứng khoán đầu tư, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về khả năng thanh khoản, rủi ro thị trường và tất cả các rủi ro khác liên quan đến giao dịch tài sản ủy thác.
3.2. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí ủy thác (và các khoản phải trả khác, nếu có) theo hợp đồng này và các điều kiện icopy cho bên được ủy thác.
3.3. Cung cấp các thông tin liên quan đến khả năng tài chính, thời hạn đầu tư, mục tiêu đầu tư, mức độ rủi ro có thể chấp nhận, các hạn chế đầu tư, danh mục chứng khoán đầu tư (nếu có) và các yêu cầu khác của bên được ủy thác (nếu có).
Điều 4. Quyền của bên được ủy thác
4.1. Hưởng phí ủy thác trên cơ sở cung cấp dịch vụ cho bên ủy thác trong phạm vi và theo quy định của hợp đồng này.
4.2. Yêu cầu bên ủy thác cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để tổng hợp và sử dụng vì mục đích của hợp đồng này.
Điều 5. Nghĩa vụ và cam kết của bên được ủy thác
5.1. Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
5.2. Hành động trung thực và vì lợi ích cao nhất của bên ủy thác, không sử dụng thông tin về bên ủy thác để làm lợi cho mình và gây thiệt hại cho bên ủy thác.
5.3. Cung cấp bảng sao kê giao dịch định kỳ hàng tháng hoặc khi bên ủy thác có yêu cầu và các thông báo khác cho bên ủy thác phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
5.4. Thiết lập bộ phận giám sát độc lập giám sát việc quản lý, giao dịch chứng khoán trên tài khoản giao dịch ủy thác của người hành nghề chứng khoán nhằm đảm bảo việc giao dịch của tài khoản này phù hợp với các thỏa thuận có liên quan và mục tiêu đầu tư của khách hàng.
BÊN A | BÊN B |
(Ký và ghi rõ họ tên) | (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Nội dung có trong hợp đồng ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán:
Hợp đồng ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán được quy định tại Khoản 4 Điều 19 của Thông tư 121/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về hoạt động của công ty chứng khoán. Theo đó, hợp đồng ủy thác tối thiểu phải có các nội dung sau:
– Thông tin về khách hàng;
– Thông tin về người hành nghề được giao quản lý tài khoản của khách hàng;
– Nội dung ủy thác;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
– Phí quản lý hợp đồng và phí thưởng;
– Phương thức thanh toán và thanh lý hợp đồng;
– Phương thức giải quyết tranh chấp.
Bên cạnh đó, thời hạn của hợp đồng ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán là không quá 01 năm tính từ thời điểm ký kết hợp đồng.
3. Công ty chứng khoán có quyền và nghĩa vụ gì khi nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán?
Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán nhận ủy thác được quy định tại khoản 6 Điều 19 của Thông tư 121/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về hoạt động của công ty chứng khoán, như sau:
– Hành động trung thực, xuất phát từ lợi ích cao nhất của khách hàng, không sử dụng các thông tin của khách hàng để trục lợi cá nhân, gây thiệt hại đến khách hàng trái quy định của pháp luật;
– Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết;
– Thực hiện hoạt động mua bán chứng khoán trong phạm vi ủy thác phù hợp với quy định của pháp luật;
– Giải thích đầy đủ và cung cấp đầy đủ các thông tin cho khách hàng về các vấn đề pháp lý tàn rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán;
– Cung cấp cho khách hàng đối với các tài liệu và giấy tờ, sao kê giao dịch định kỳ hàng tháng, bất thường theo yêu cầu của khách hàng ủy thác;
– Thông báo cho khách hàng trong khoảng thời gian 24 giờ, được tính kể từ khi tài sản trong các tài khoản giao dịch của khách hàng giảm xuống 25% tính dựa trên tổng giá trị hợp đồng ủy thác;
– Báo cáo định kỳ cho khách hàng theo mẫu do pháp luật quy định hoặc báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban chứng khoán nhà nước về hoạt động quản lý tài khoản giao dịch bị khác;
– Cung cấp các danh sách đối với người hành nghề chứng khoán đặc ứng đầy đủ điều kiện để khách hàng có thể lựa chọn trong quá trình quản lý tài khoản ủy thác;
– Thiết lập bộ phận giám sát độc lập giám sát quá trình quản lý, giao dịch chứng khoán dựa trên tài khoản giao dịch hủy thác của người hành nghề chứng khoán nhằm mục đích bảo đảm tối đa quá trình giao dịch của các tài khoản này phù hợp với sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng ủy thác và mục tiêu đầu tư của khách hàng;
– Mọi lệnh giao dịch theo hợp đồng ủy thác đều phải được ghi chép chính xác vào thời điểm thực hiện trên thực tế;
– Công ty chứng khoán sẽ phải có trách nhiệm thông báo và phải được sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng đối với trường hợp đầu tư chứng khoán do công ty thực hiện bảo lãnh phát hành trong thời gian công ty đó đang thực hiện bảo lãnh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 121/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về hoạt động của công ty chứng khoán.