Hiện nay, nhu cầu có phương tiện riêng để tiện cho việc đi lại ngày càng tăng, nổi bật là việc người dân có nhu cầu thuê một chiếc xe máy làm phương tiện đi lại.
Hiện nay, nhu cầu có phương tiện riêng để tiện cho việc đi lại ngày càng tăng, nổi bật là việc người dân có nhu cầu thuê một chiếc xe máy làm phương tiện đi lại. Mặc dù mới xuất hiện nhưng tại tiện tại dịch vụ cho thuê xe máy đang manh nha phát triển và mở rộng không ngừng. Trong bài viết này, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin đưa ra một số vấn đề cơ bản về việc soạn thảo
1. Cơ sở pháp lý:
Các quy định của “Bộ luật dân sự năm 2015” về hợp đồng cho thuê tài sản. Điều 480 BLDS quy định về hợp đồng thuê tài sản: “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các beenm theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê.
2. Về hình thức của
Điều 401 BLDS quy định về hình thức của hợp đồng:
“Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định”.
3. Về nội dung trong hợp đồng:
– Giá thuê: Điều 481 BLDS quy định:
“Giá thuê do các bên thỏa thuận; tuy nhiên trong trường hợp này pháp luật nếu có quy định về khung giá thuê xe máy thì thỏa thuận giữa các bên phải phù hợp với giá thuê trong khung giá đó”.
>>> Luật sư
– Thời hạn thuê:Điều 482 BLDS quy định: “Thời hạn thuê do các bên tự thỏa thuận; trong trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê thì hợp đồng thuê hết thời hạn khi bên thuê đã đạt được mục đích của mình.
+ Có thể thỏa thuận cho thuê không thời hạn khi cần lấy lại thì báo trước một thời gian nhất định.
+ Bên thuê phải giao trả xe đúng thời điểm và nguyên trạng như trước khi thuê.
– Trách nhiệm bảo vệ, tu sửa khi làm hư hại xe: Trong thời gian thuê, bên thuê có trách nhiệm bảo vệ, quản lý và sử dụng đúng công dụng của tài sản, chịu mọi trách nhiệm về sự mất mát, hư hỏng (nếu xảy ra).
– Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu có thỏa thuận có thể lựa chọn hình thức thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản phải ghi rõ tài sản đó).
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:
+Bên nào vi phạm hợp đồng một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng, mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như: mất mát, hư hỏng tài sản, phải chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra thì bên vi phạm phải bồi thường cho bên bị vi phạm.
4. Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng có hiệu lực từ sau khi hai bên tiến hành kí kết và giao xe.