Ý nghĩa của việc dàn dựng, biên đạo chương trình văn nghệ? Hợp đồng thuê dàn dựng biên đạo chương trình văn nghệ?
Bất kỳ sự kiện, chương trình nào cũng cần phải lên kế hoạch tổ chức. Chương trình văn nghệ cũng vậy. Việc dàn dựng, biên đạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của một chương trình. Do đó, bên thực hiện dàn dựng biên đạo và bên thuê thỏa thuận với nhau thông qua hợp động thuê dàn dựng biên đạo chương trình văn nghệ.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Ý nghĩa của việc dàn dựng, biên đạo chương trình văn nghệ:
– Dàn dựng chương trình văn nghệ là việc lên kế hoạch, tổ chức một chương trình văn nghệ. Việc dàn dựng ở đây được hiểu là cho ra kế hoạch về nội dung, quy trình biểu diễn của chương trình đó. Thông thường, để hoàn thiện một chương trình văn nghệ cần trải qua nhiều khâu, như: dàn dựng sân khấu, kịch bản MC, thứ tự các tiết mục,…
– Biên đạo chương trình văn nghệ cũng được hiểu theo nghĩa tương tự. Đó là sự tự biên kịch, tự đạo diễn, hay nói cách khác, đó là việc lên ý tưởng cho từng giai đoạn, nội dung của một chương trình văn nghệ.
– Người chịu trách nhiệm làm những công việc nêu trên, người ta gọi là người dàn dựng, biên đạo chương trình. Đây là những người có năng khiếu, đầu óc tư duy nghệ thuật. Đồng thời, họ phải có chuyên môn. Bởi việc dàn dựng, biên đạo lên một chương trình văn nghệ không hề đơn giản.
+ Thứ nhất, họ phải có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp sân khấu. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi chỉ khi có kiến thức về sân khấu, biểu diễn văn nghệ, họ mới có thể lên “khung sườn” cho một buổi diễn hoàn chỉnh. Cùng với đó, có kiến thức hành nghề, họ mới lên ý tưởng dàn dựng, biên đạo một cách trơn tru và hoàn thiện nhất: Lên kế hoạch động tác, vũ đạo, lên ý tưởng trang phục, hiệu ứng sân khấu…Thực tế, một chương trình văn nghệ không chỉ đơn giản là sự biểu diễn thông thường, mà nó là cả một câu chuyện được thể hiện qua chuỗi tiết mục. Chỉ khi có năng khiếu biên đạo, kiến thức dàn dựng chương trình, người tổ chức mới tạo nên một chương trình văn nghệ hay và trọn vẹn ý nghĩa nhất.
+ Thứ hai, họ phải có khả năng bao quát và lãnh đạo. Một chương trình văn nghệ sẽ bao gồm rất nhiều tiết mục, với sự tham gia của rất nhiều cá nhân khác nhau. Nếu không có sự bao quát, người tổ chức sẽ không thể sắp xếp các tiết mục một cách hợp lý. bên cạnh đó, nếu không có khả năng lãnh đạo, người dàn dựng, biên đạo không thể chỉ huy các diễn viên, nghệ sĩ, cá nhân tham gia thực hiện theo sự dàn dựng của mình. Có khả năng nói, thì việc họ làm mới được công nhận.
+ Thứ ba, việc dàn dựng, biên đạo chương trình văn nghệ đòi hỏi phẩm chất cần cù, chăm chỉ, kiên nhẫn và sự thông minh của người tổ chức. Như đã nói, để tổ chức một chương trình văn nghệ không hề đơn giản. Việc dàn dựng ở đây không phải chỉ là dàn dựng sân khấu, mà còn phải biên đạo tiết mục, động tác, nội dung cho cả chương trình. Nếu không chăm chỉ, kiên nhẫn, cá nhân chịu trách nhiệm dàn dựng sẽ không thể bám trụ để hoàn thành một chương trình hoàn thiện và thành công nhất.
2. Hợp đồng thuê dàn dựng biên đạo chương trình văn nghệ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày…. tháng …. năm …..
HỢP ĐỒNG THUÊ DÀN DỰNG BIÊN ĐẠO
Căn cứ……………………………………………………………………………..
Hôm nay, ngày tháng năm . Chúng tôi gồm có:
BÊN THUÊ DỊCH VỤ (Sau đây gọi tắt là bên A):
Địa chỉ:……………………..
Điện thoại:…………………..
Mã số thuế:…………………..
Đại diện :………………………Chức vụ:……………….
BÊN NHẬN DỊCH VỤ (Sau đây gọi tắt là bên B):
Địa chỉ:………………………………..
Điện thoại:……………………………..
Đại diện:……………………..Chức vụ:……………
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng số …với những nội dung sau:
Điều 1: Phạm vi công việc
…………………………………………………………………………………………………….
Điều 2: Tiêu chuẩn dịch vụ
– Chương trình phải đảm bảo được mở đầu, kết thúc trọn vẹn và diễn ra nhịp nhàng, phù hợp với yêu cầu của bên A.
– Người được giao thực hiện dẫn chương trình phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, ngoại hình ưa nhìn, giọng nói hay, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, có phong thái tự tin và thu hút mọi người.
– Các tiết mục văn nghệ phải được chuẩn bị kĩ lưỡng từ hình thức cho đến nội dung, phù hợp với yêu cầu của bên A, đảm bảo tính an toàn và không trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội.
– Trang phục bên B chuẩn bị cho các phần của chương trình phải phù hợp với yêu cầu bên A nhưng không trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội.
– Các hiệu ứng ánh sáng, âm thanh, âm nhạc sẽ do bên B chuẩn bị và được sự đồng ý thông qua từ phía bên A.
– Phải có những phương án dự phòng sẵn sàng cho chương trình trong trường hợp gặp sự cố lúc biểu diễn.
– Kế hoạch dàn dựng, biên đạo chương trình văn nghệ kéo dài trong khoảng thời gian từ …giờ…phút ngày …/…/… đến …giờ…phút ngày…/…/….
Điều 3: Mô tả công việc
– Thời gian: Từ … giờ… phút ngày…/…/… đến … giờ….phút ngày….
– Địa điểm: Tại …………
– Bên A cung cấp cho bên B thông tin về chương trình văn nghệ, bao gồm: Nội dung muốn hướng tới, thời lượng chương trình dự kiến, số lượng và độ tuổi khán giả dự kiến, thời gian diễn ra chương trình.
– Bên B gửi cho bên A bản kế hoạch dàn dựng biên đạo chương trình văn nghệ cụ thể, chi tiết theo yêu cầu của bên A.
– Thời gian chạy thử chương trình : dự kiến ngày … . / …/ 2020
– Thời gian biểu diễn : dự kiến từ … giờ đến … giờ, ngày … tháng … năm …..
– Sau khi nhận được sự đồng thuận từ phía bên A, hai bên tiến hành chạy thử chương trình và biểu diễn theo đúng thời gian thoả thuận,
– Bên B phải chuẩn bị đầy đủ váy, áo, trang phục và đạo cụ phù hợp cho các tiết mục biểu diễn.
– Các chi phí phát sinh ngoài hợp đồng sẽ do hai bên tự thoả thuận.
– Việc di chuyển phục vụ công việc sẽ do bên B tự chịu trách nhiệm và chi trả.
– Trong quá trình biểu diễn, nếu có sự cố xảy ra, bên B có trách nhiệm xử lý khắc phục kịp thời bằng các phương án dự phòng đã định trước cùng với sự phối hợp từ bên A.
– Bên B phải đảm bảo chất lượng nghệ thuật của tiết mục, không được để xảy ra bất cứ sai sót nào về thời gian, phục trang, biểu diễn, cũng như các vấn đề khác nảy sinh. Bên A sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về các sai sót thuộc về bên B.
Điều 4: Cam kết
4.1. Cam kết bên A
– Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.
– Không làm xáo trộn chương trình khi biểu diễn sau khi đã đồng ý thông qua bản kế hoạch dàn dựng biên đạo của bên B.
4.2. Cam kết bên B
– Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên B đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.
– Cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các công việc của mình như quy định tại Điều 3 Hợp đồng này.
– Đảm bảo chất lượng của các tiết mục văn nghệ, các nhân viên thực hiện, trang phục, đạo cụ, âm thanh ánh sáng, âm nhạc trong quá trình biểu diễn.
Điều 5: Rủi ro
– Trong trường hợp xảy ra sự cố, lỗi của bên nào thì bên đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
– Trường hợp bên B trong quá trình biểu diễn xảy ra tai nạn ngoài ý muốn thì hai bên sẽ chia đều trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
Điều 6: Đặt cọc
– Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., bên A có trách nhiệm giao cho bên B số tiền là………………..VNĐ để bảo đảm cho việc bên A sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng nội dung thỏa thuận tại Hợp đồng này cho bên B khi bên B hoàn thành công việc đã được xác định tại Điều 1 Hợp đồng này.
– Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..
Điều 7: Thanh toán
– Bên B sẽ phải thanh toán cho bên A đầy đủ số tiền là:……………… VNĐ
– Hình thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản
Bên B sẽ trả trực tiếp cho ông/bà:…………………………………….
Số điện thoại:………………………………..
Số chứng minh nhân dân:…………………………..
Hoặc bên B sẽ chuyển khoản theo thông tin:
Số tài khoản: ……………………
Tại Ngân hàng:……………………… Chi nhánh:………………………
Và có biên lai xác nhận.
– Việc thanh toán của bên B sẽ được hoàn thành trong một đợt, thời hạn tối đa cho việc chi trả sau khi kết thúc công việc là 01 ngày.
– Các chi phí phát sinh thêm ngoài hợp đồng sẽ do hai bên tự thoả thuận.
Điều 8: Quyền lợi và nghĩa vụ của bên A
– Được nhận đầy đủ thông tin cụ thể, chi tiết về bản kế hoạch dàn dựng biên đạo chương trình từ phía bên B.
– Được thay đổi, bổ sung kế hoạch dàn dựng, biên đạo nhưng phải gửi ý kiến cho bên B trước khi chương trình diễn ra 01 ngày.
– Được ghi âm, ghi hình lại các tiết mục biểu diễn trong chương trình nếu có nhu cầu.
– Thanh toán đầy đủ chi phí cho bên B theo quy định tại Điều 6 Hợp đồng này.
– Tạo điều kiện thuận lợi để bên B thực hiện công việc của mình.
– Các quyền, nghĩa vụ khác quy định tại Hợp đồng này và quy định pháp luật.
Điều 9: Quyền lợi và nghĩa vụ của bên B
– Được cung cấp đầy đủ các thông tin về chương trình văn nghệ từ bên A.
– Được nhận đầy đủ số tiền thanh toán từ bên A theo quy định tại Điều 6.
– Đảm bảo chất lượng của các tiết mục văn nghệ, trang phục, thiết bị âm thanh ánh sáng, âm nhạc, đảm bảo trình độ chuyên môn của nhân viên thực hiện công việc.
– Đảm bảo tính an toàn, phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, phù hợp với khán giả theo yêu cầu của bên A.
– Thực hiện các công việc theo quy định tại Điều 3 Hợp đồng này bằng sự cẩn trọng, tận tuỵ, chuyên nghiệp, hoàn thành một cách nhanh nhất,hiệu quả nhất phù hợp với các yêu cầu hợp lý của bên A.
Điều 10: Phạt vi phạm
10.1. Đối với bên A
Nếu bên A thực hiện sai kế hoạch ban đầu và trái với cam kết, nghĩa vụ của mình như đã thoả thuận thì bên A sẽ bị phạt số tiền là … % giá trị Hợp đồng .
– Nếu bên A thực hiện chậm thanh toán cho bên B như đã thoả thuận thì bên A sẽ bị phạt số tiền là … % giá trị Hợp đồng cho 01 ngày chậm trả.
10.2. Đối với bên B
– Nếu bên B thực hiện sai kế hoạch ban đầu và trái với cam kết, nghĩa vụ của mình như đã thoả thuận thì bên B sẽ bị phạt số tiền là … % giá trị Hợp đồng.
Điều 11: Bồi thường thiệt hại
– Trong quá trình thực hiện dịch vụ, nếu có thiệt hại xảy ra lỗi của bên nào thì bên đó chịu trách nhiệm cho việc gây thiệt hại.
– Mức bồi thường thiệt hại sẽ được hai bên thoả thuận tại thời điểm xảy ra thiệt hại đó.
– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng gây trở ngại hoặc thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên có trách nhiệm khắc phục và tiếp tục thực hiện hợp đồng khi sự kiện hoặc hậu quả của sự kiện bất khả kháng chấm dứt.
Điều 12: Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này được thực hiện ….lần và phải được lập thành văn bản. Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra
Điều 13: Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Khi các bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng này.
– Khi một bên vi phạm hợp đồng dẫn đến Hợp đồng không thể thực hiện được thì phía bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
– Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên.
– Lý do khách quan không thể lường trước được (như dịch bệnh, thiên tai, quy định của nhà nước) dẫn tới việc không thể thực hiện được hợp đồng này.
Điều 14: Hiệu lực hợp đồng
– Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… tháng ….. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm ………
– Hai bên sẽ tổ chức họp và lập
– Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản.
Ký tên A Ký tên B
Dàn dựng biên đạo chương trình văn nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một sự kiện bất kỳ. Bởi chương trình văn nghệ là yếu tố giải trí, thư giãn, là cảm quan nghệ thuật để khán giả có thể thưởng thức. Do đó, dàn dựng biên đạo nên một chương trình văn nghệ hay, ý nghĩa sẽ góp phần rất lớn vào sự thành công chung của cả sự kiện. Và hợp đồng dàn dựng biên đạo chương trình văn nghệ là phương thức đảm bảo những yếu tố đó được thực hiện một cách chuẩn chỉnh nhất.