Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng trong một thời gian ngắn thì người sử dụng lao động và người lao động thường thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn hợp đồng thời vụ để giao kết. Thông thường sẽ áp dụng cho các công việc mang tính chất thời vụ như sản xuất các mặt hàng theo mùa.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hợp đồng thời vụ:
Hợp đồng thời vụ là loại hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động với người lao động ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên về công việc theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có tính chất ngắn hạn, không thường xuyên có trả lương, thời hạn của hợp đồng thường dưới 12 tháng, về điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Thường được ký kết trong trường hợp các doanh nghiệp cần tuyển dụng với số lượng lớn nhân viên làm việc trong một khoảng thời gian ngắn nhất định do tính chất đặc trưng của ngành như các đơn vị nhà hàng, khách sạn vào mùa cao điểm về du lịch như ngày lễ, ngày tết, hay các doanh nghiệp chế biến nông sản theo mùa.
Pháp luật nghiêm cấm việc giao kết hợp đồng lao động thời vụ mà có thời hạn dưới 12 tháng với mục đích để làm những công việc có tính chất thường xuyên với thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp phải tạm thời thay thế cho những người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc người lao động nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
Đối với hành vi không giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng – 25.000.000 đồng tùy theo số lượng người lao động mà họ vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Từ ngày 01/01/2021 Bộ Luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thì hợp đồng lao động chỉ có hai loại là
2. Quyền lợi người lao động khi ký kết hợp đồng thời vụ:
Khi ký kết hợp đồng lao động thời vụ, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi như sau:
– Được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2
+ Hợp đồng lao động thời vụ có thời hạn dưới 01 tháng: doanh nghiệp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
+ Hợp đồng lao động thời vụ từ đủ 01 tháng đến dưới 12 tháng: người lao động sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó người lao động sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi của bảo hiểm xã hội nếu đủ các điều kiện được hưởng theo quy định của luật như trợ cấp thất nghiệp, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ thăm khám chưa bệnh của bảo hiểm y tế, chế độ ốm đau.
– Quyền lợi về tiền lương và các khoản phụ cấp khác:
Người lao động được người sử dụng lao động trả lương và các khoản phụ cấp (nếu có) đầy đủ, đúng kỳ hạn theo như thỏa thuận ban đầu giữa các bên trong hợp đồng.
– Khi có xảy ra tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động thì được Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết để bảo đảm quyền lợi cho mình. Đồng thời đối với những đơn vị có tổ chức Công đoàn cơ sở thì được công đoàn bảo vệ quyền lợi tối ưu trong trường hợp quyền lợi bị xâm phạm.
– Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng:
Khi người lao động có các lý do chính đáng theo quy định thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Lúc này người lao động sẽ phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Tuy nhiên sau khi áp dụng Bộ luật lao động năm 2019 thì người lao động ký hợp đồng có thời hạn dưới 36 tháng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày. Tương tự như người lao động, nếu người sử dụng lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì cũng phải báo trước cho người lao động biết trong khoảng thời gian nêu trên.
– Được tiếp tục ký kết hợp đồng lao động sau khi hợp đồng thời vụ cũ đã hết hạn. Trong trường hợp hợp đồng lao động cũ hết thời hạn mà người lao động và người sử dụng lao động có nhu cầu thì có thể được tiếp tục ký kết hợp đồng lao động mới. Tuy nhiên các bên chỉ được ký thêm tối đa 01 lần đối với trường hợp hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn, còn lại sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì các bên phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
– Được hưởng những quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, nghỉ lễ, Tết theo quy định và được hưởng các phúc lợi tập thể nếu có.
– Được người sử dụng lao động thông báo biết trước khi thay đổi địa điểm làm việc, chuyển tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng, sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động trong một thời hạn nhất định và trong một số trường hợp phải được sự đồng ý của người lao động.
– Được đảm bảo các điều kiện về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
– Có thể từ chối làm việc, làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm nếu có cơ sở cho rằng công việc đó có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người lao động.
– Các quyền lợi khác được ghi nhận trong hợp đồng do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau.
Như vậy, về cơ bản những quyền lợi mà người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ được hưởng không có nhiều khác biệt so với người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn hay không xác định thời hạn.
3. Số lần các bên được giao kết hợp đồng thời vụ:
Vì theo quy định hiện hành thì không còn quy định về hợp đồng thời vụ mà các trường hợp ký kết hợp đồng này sẽ được xác định là hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn giao kết là dưới 36 tháng. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019 thì hợp đồng lao động xác định thời hạn chỉ được ký thêm 01 lần sau khi hợp đồng lao động xác định thời hạn cũ hết hiệu lực mà người lao động vẫn đi làm cho người sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, nếu sau đó người lao động mà vẫn tiếp tục làm việc thì các bên phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nếu hết thời hạn 30 ngày mà các bên không giao kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động cũ đã giao kết mặc nhiên trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.
Giải thích rõ trường hợp này như sau:
– Nếu hai bên ký kết hợp đồng lao động thời vụ, sau khi hết hạn hợp đồng hai bên chấm dứt hợp đồng theo quy định và sau một khoảng thời gian, các bên lại ký hợp đồng lao động thời vụ, thì việc ký kết hợp đồng lao động này vẫn đúng quy định pháp luật vì công việc đó mang tính chất thời vụ. Và như vậy, việc ký kết hợp đồng thời vụ trong trường hợp này không phụ thuộc vào số lần ký kết.
– Nếu hai bên ký kết hợp đồng lao động thời vụ, sau khi hết hạn hợp đồng lao động hai bên lại tiếp tục ký kết hợp đồng lao động thời vụ thì chỉ được ký thêm tối đa 01 lần.
4. Nội dung của hợp đồng thời vụ:
Hợp đồng lao động phải đảm bảo có đủ các nội dung sau dưới sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động:
– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ cư trú; số Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu; chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động theo quy định.
– Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú; giới tính; số Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người lao động.
+ Đối với trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì phải có số Giấy phép lao động, ngày cấp, nơi cấp giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với người lao động là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì phải có văn bản đồng ý về việc giao kết hợp đồng lao động của người đại diện theo pháp luật.
+ Đối với người lao động là người dưới 15 tuổi thì phải có thông tin về họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú, giới tính, số Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và văn bản đồng ý của người dưới 15 tuổi để người đại diện theo pháp luật của mình giao kết hợp đồng lao động.
– Thời hạn của hợp đồng lao động, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động.
– Công việc và địa điểm làm việc. Đối với trường hợp người lao động làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau thì trong hợp đồng ghi các địa điểm chính mà người lao động làm việc.
– Các quy định về tiền lương, bao gồm: mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Chế độ nâng bậc, nâng lương (nếu có) như điều kiện để được nâng lương, thời điểm, thời gian và mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương mà hai bên đã thỏa thuận.
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
– Các trang bị về bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động.
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế:
Ghi rõ có thuộc đối tượng tham gia đóng hay không, tỷ lệ % đóng, tiền lương tháng làm căn cứ đóng.
– Các quy định về việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
– Các nội dung khác mà hai bên thỏa thuận với nhau.