Hợp đồng như chúng ta đã biết thì đó là sự thỏa thuận giữa các bên với nhau về quyền và nghĩa vụ xác lập và đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ đó. Hiện nay có rất nhiều loại hợp đồng phổ biến, trong đó phải kể đến loại hợp đồng đó là hợp đồng song vụ. Cùng bài viết tìm hiểu về hợp đồng song vụ.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng song vụ là gì?
Căn cứ dựa trên khoản 1 điều 402 các loại hợp đồng chủ yếu có nêu về khái niệm hợp đồng song vụ như sau:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Quy định về hợp đồng song vụ:
2.1. Thực hiện hợp đồng song vụ:
Theo quy định của pháp luật tại Điều 410. Thực hiện hợp đồng song vụ
1. Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 411 và Điều 413 của Bộ luật này.
2. Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.
Theo quy định từ điều luật nêu như trên có thể thấy việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ được tiến hành cụ thể đó là theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng có nghĩa là các bên có thể thỏa thuận về việc thực hiện đồng thời nghĩa vụ hoặc thực hiện trước sau hay trong trường hợp các bên không thỏa thuận, để đảm bảo tính công bằng giữa các chủ thể, thì nghĩa vụ của các bên được thực hiện đồng thời, việc thực hiện đồng thời được hiểu là các bên cùng thực hiện nghĩa vụ trong một khoảng thời gian nhất định và nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.
2.2. Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ:
Căn cứ dựa trên Điều 411. Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ
+ Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
+ Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.
Theo đó chúng ta có thể thấy trên thực tế có các trường họp hoãn hợp đồng thì việc hoãn thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào bên có quyền có chấp nhận hay không. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều này, việc hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự lại là quyền của bên có nghĩa vụ, tức là việc hoãn thực hiện nghĩa vụ do pháp luật quy định chứ không phụ thuộc vào ý chí của bên có quyền. Khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sẽ được xác định vào thời điểm thực hiện nghĩa vụ. Do đó, bên phải thực hiện nghĩa vụ trước chỉ có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ nếu đã biết chắc chắn rằng bên phải thực hiện nghĩa vụ sau không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết do khả năng thực hiện nghĩa vụ của họ bị giảm sút nghiêm trọng.
Cũng dựa trên quy định đưa ra như trên quy định tại khoản 1 Điều này, đối với khoản 2 thì việc hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ cũng được coi là quyền của bên có nghĩa vụ và nó không phụ thuộc vào ý chí của bên có quyền. Xét về nguyên tắc thì bên nào phải thực hiện nghĩa vụ trước thì phải thực hiện đúng thời hạn. Nếu vi phạm về thời hạn thì phải chịu trách nhiệm dân sự và bên phải thực hiện nghĩa vụ sau khi đến thời hạn cũng phải thực hiện nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm về việc chậm thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, pháp luật quy định cho người thực hiện nghĩa vụ có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ nếu bên có nghĩa vụ thực hiện trước không thực hiện đúng thời hạn. Trường hợp này bên phải thực hiện nghĩa vụ sau chưa thực hiện nghĩa vụ không bị coi là vi phạm nghĩa vụ.
Như vậy từ những phân tích như trên có thể kết luận rằng bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng bên phải thực hiện nghĩa vụ trước lại không thực hiện thì họ đã vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên phải thực hiện nghĩa vụ sau. Do đó, bên có nghĩa vụ sau được quyền hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc không thực hiện nghĩa vụ của bên thực hiện nghĩa vụ sau trong trường hợp này không được coi là vi phạm nghĩa vụ đối với bên còn lại vì trong hợp đồng song vụ này, quyền và lợi ích của bên thực hiện nghĩa vụ sau này cũng chưa được bảo đảm bằng việc thực hiện nghĩa vụ của bên thực hiện nghĩa vụ trước theo quy định
2.3. Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ:
Tại Điều 412. Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ Bộ luật Dân sự 2015 có nêu rõ:
“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy định từ Điều 346 đến Điều 350 của Bộ luật này.”
Từ quy định chúng tôi đưa ra có thể thấy việc cầm giữ tài sản phải xuất phát từ một hợp đồng song vụ và loại hợp đồng song vụ được hiểu là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trong hợp đồng song vụ, bên cầm giữ đã thực hiện nghĩa vụ nhưng bên kia lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên có quyền. Đối tượng của hợp đồng song vụ phải là tài sản. Với cách phân loại dựa theo đối tượng của hợp đồng, hợp đồng có hai loại, một loại có đối tượng là tài sản như
Cằm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ thực hiện khi bên có nghĩa vụ có sự vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật đề ra. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền hay bên cầm giữ có quyền cầm giữ tài sản.
Cầm giữ tài sản phát sinh ngay khi có sự vi phạm nghĩa vụ mà không cần có sự thỏa thuận của các bên, theo đó thì cầm giữ tài sản phát sinh không dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên bảo đảm. Đây là một biện pháp tự vệ trong quan hệ dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên có quyền. Đối với biện pháp này, pháp luật cho phép bên có quyền cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ mà không cần xem xét nguyên nhân khiến cho bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thỏa thuận.
Ví dụ: ba thuê chiếc xe của anh nam để chở cả nhà đi du lịch. Và hai bên đã thỏa thuận mọi hư hỏng về xe trong quá trình thuê xe sẽ do Ba khắc phục và nam sẽ có trách nhiệm thanh toán chi phí khắc phục sau khi trả xe. Trên đường đi, xe của nam bị hỏng điều hòa. Ba đã sửa điều hòa cho xe cho nam nhưng lúc giao xe Nam không chịu thanh toán tiền sửa điều hòa, lúc này Ba có quyền cầm giữ tài sản mà không cần thỏa thuận với Nam.
Có thể thấy để Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ thì từ căn cứ phát sinh cầm giữ tài sản: Hiện nay Bộ luật dân sự 2015 quy định bên có quyền cầm giữ tài sản khi có sự vi phạm nghĩa vụ mà không quan tâm đến việc vi phạm nghĩa vụ là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng hay hoàn toàn do lỗi của bên có quyền thì việc quy định như vậy là chưa phù hợp.
Từ những phân tích như trên có thể tóm lại đó là hợp đồng song vụ không có đặc điểm đền bù, việc nắm giữ tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ thì bên có quyền có được chiếm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ? Nghĩa vụ đó là nghĩa vụ gì? Tài sản bị nắm giữ là tài sản nào? Những hợp đồng song vụ không có đặc điểm đền bù như hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng cho ở nhờ nhà ở…, căn cứ vào các hợp đồng này, thì bên có quyền không nắm giữ bất kỳ một tài sản nào của bên có nghĩa vụ, mà bên có quyền chỉ có quyền yêu cầu bên mượn tài sản, trả lại tài sản khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định của pháp luật. Theo đó nên đối với hợp đồng song vụ không có đặc điểm đền bù, thì việc áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là cầm giữ tài sản không được đặt ra.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ Luật Dân Sự 2015