Môi giới bất động sản là một trong những ngành nghề đang ngày càng phát triển hiện nay. Đây là ngành nghề yêu cầu nhiều kỹ năng và có thể đem về thu nhập ổn định. Đồng thời quy định của pháp luật cũng đặt ra hành lang pháp lý đối với loại công việc này. Cùng tìm hiểu về hợp đồng môi giới thương mại.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng môi giới là gì?
Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết
Ví dụ về môi giới thương mại: Công ty A ký hợp đồng với công ty B để môi giới tiêu thụ hàng hóa do bên A sản xuất ra, khi đó giữa công ty A và công ty B có quan hệ
Như vậy,
2. Hiểu hoạt động môi giới thương mại như thế nào?
2.1. Đặc điểm của hoạt động môi giới thương mại:
Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới, Trong đó bên môi giới phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện hoạt động môi giới thương mại nhưng ngành nghề kinh doanh không cần phải trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới. Bên được môi giới không nhất thiết phái là thương nhân.
Nội dung hoạt động môi giới thương mại rất rộng, bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau như: tìm kiếm và cung cấp thông tin về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu hàng hóa dịch vụ môi giới đến người được môi giới. thu xếp để các bên tiếp xúc với nhau …
Mục đích của bên môi giới thương mại là tìm kiếm lợi nhuận dựa trên thù lao được trả từ hoạt động môi giới.
Phạm vi của môi giới thương mại được mở rộng ra bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới bảo hiểm, môi giới chứng khoán, môi giới thuê máy bay, môi giới tàu biển, môi giới bất động sản…Tùy từng lĩnh vực sẽ được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan.
Hoạt động môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới thương mại. Hình thức hợp đồng môi giới thương mại không được Luật thương mại 2005 quy định. Tuy nhiên các bên nên cân nhắc ký hợp đồng bằng văn bản để cụ thể hóa quyền và lợi ích của mình, hạn chế tranh chấp phát sinh.
2.2. Nội dung của hợp đồng môi giới thương mại:
- Thông tin của bên môi giới và bên được môi giới bao gồm: địa chỉ trụ sở, mã số thuế, đại diện theo pháp luật…
- Đối tượng và nội dung môi giới: trung gian môi giới hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ…
- Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới
Được quyền tiến hành các nghiệp vụ trung gian tìm khách hàng mua/bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ bằng các hình thức môi giới
Bảo quản các hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện công việc môi giới và hoàn trả cho bên được môi giới khi công việc hoàn thành.
Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến
Đảm bảo bí mật thông tin đối với những tài liệu, văn bản, thông tin mà bên được môi giới cung cấp.
Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới nhưng không phải chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.
Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới cho phép thực hiện.
Nghĩa vụ của bên môi giới thương mại:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
2. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
3. Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
4. Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
Nghĩa vụ của bên được môi giới
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
2. Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.
Quyền hưởng thù lao môi giới
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.
2. Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Luật thương mại này.
Thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới.
3. Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hợp đồng môi giới:
Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc soạn thảo hợp đồng môi giới
Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng môi giới thương mại là
Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại
Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại bao gồm bên môi giới và bên được môi giới, trong đó bên môi giới phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới. Về bên được môi giới thì không nhất thiết phải là pháp nhân.
Khi sử dụng dịch vụ môi giới thương mại, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau. Sau đó, các bên được môi giới trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau. Trong thực tế, có nhiều trường hợp bên môi giới thay mặt bên được môi giới ký hợp đồng với khách hàng, khi đó họ trở thành bên đại diện của bên được môi giới và bên được môi giới phải có văn bản ủy quyền cho bên môi giới đại diện cho mình trong giao dịch cụ thể đó.
Các dạng hợp đồng môi giới thương mại
Phạm vi của môi giới thương mại được mở rộng không chỉ bao gồm những hoạt động môi giới mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại liên quan đến mua bán hàng hóa. Do đó, môi giới thương mại bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lợi như:
– Môi giới mua bán hàng hóa
– Môi giới chứng khoán
– Môi giới bảo hiểm
– Môi giới tàu biển
– Môi giới thuê máy bay
– Môi giới bất động sản…
Vì hoạt động môi giới có trong hầu hết các ngành dịch vụ nên ngoài phải chịu sự điều chỉnh của luật thương mại, các hoạt động môi giới đặc thù nêu trên còn phải chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành liên quan như Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật hàng hải…
Do thực tiễn như vậy Hợp đồng môi giới sẽ rất đa dạng về thể loại, đáp ứng nhu cầu môi giới trong từng lĩnh vực kinh doanh.
Các điều khoản cơ bản của hợp đồng môi giới
Các điều khoản cơ bản của Hợp đồng môi giới là những điều khoản không thể thiếu được. Nếu không thỏa thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng môi giới không thể giao kết được.
Ngoài ra, có những điều khoản mà các bên thấy cần phải thỏa thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng trở thành điều khoản cơ bản của Hợp đồng môi giới. Các điều khoản cơ bản của Hợp đồng môi giới là:
– Điều khoản về đối tượng và nội dung môi giới trong hợp đồng môi giới thương mại
– Điều khoản về phí dịch vụ và phương thức thanh toán trong hợp đồng môi giới thương mại
– Điều khoản về thời gian thực hiện môi giới trong Hợp đồng môi giới thương mại
– Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên môi giới trong hợp đồng môi giới thương mại
– Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới trong hợp đồng môi giới thương mại
– Ngoài ra, còn các điều khoản tùy nghi có thể đưa vào trong hợp đồng này:
+ Cam kết và bảo đảm hợp đồng
+ Điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ
+ Điều khoản về bảo mật thông tin
+ Điều khoản về chuyển giao, chuyển nhượng hợp đồng
+ Điều khoản về cách thức thông báo giữa các bên trong hợp đồng liên quan tới hợp đồng…
Việc điều chỉnh các quy định pháp luật về hoạt động môi giới là rất cần thiết, tạo điều kiện cho ngành dịch vụ này được tiến hành dễ dàng, thuận tiện hơn, tránh được nhiều rủi ro phát sinh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế phát triển.