Hợp đồng lao động được xem là một trong những công cụ quản lý lao động hiệu quả của người sử dụng lao động. Vậy hợp đồng lao động có thể có hiệu lực trở về trước hay không?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng lao động có thể có hiệu lực trở về trước không?
Hiệu lực trở về trước hay còn gọi là khái niệm hồi tố. Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về khái niệm hồi tố trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên trong một số trường hợp pháp lý, thì có thể hiểu, hiệu lực hồi tố là một dạng hiệu lực trở về trước của các loại văn bản. Theo đó thì có thể nói, trong những trường hợp cần thiết, để đảm bảo lợi ích chung của toàn thể xã hội, nhằm mục đích thực hiện quyền lợi của các tổ chức cá nhân trong xã hội, thì dù các hành vi vi phạm pháp luật đã diễn ra trước trong quá khứ, trước khi có pháp luật điều chỉnh, thì vẫn có thể áp dụng pháp luật hiện hành để giải quyết các hành vi vi phạm đó. Việc này người ta gọi là hiệu lực hồi tố. Trên phương diện pháp lý, căn cứ theo quy định tại Điều 152 của Văn bản hợp nhất Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 có quy định:
– Chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích và quyền lợi chung của toàn thể xã hội, thực hiện các quyền lợi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân quy định trong các văn bản luật, trong các nghị quyết của Quốc Hội, văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan trung ương thì mới được phép áp dụng hiệu lực trở về trước;
– Không được phép áp dụng hiệu lực trở về trước trong những trường hợp sau: Quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không có quy định trách nhiệm, hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn so với các hành vi vi phạm;
– Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền đó là hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thì cũng sẽ không được quy định hiệu lực trở về trước.
Như vậy có thể nói, hiệu lực hồi tố chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết để đảm bảo lợi ích chung của toàn thể xã hội, thực hiện các quyền và lợi ích của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, được quy định trong các văn bản luật, nghị quyết của Quốc Hội, hoặc các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan trung ương.
Trong lĩnh vực lao động, nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi:
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 401 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định, hợp đồng được giao kết hợp pháp sẽ có hiệu lực được tính kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác. Như vậy có thể hiểu đơn giản thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được tính là thời điểm các bên giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác. Ví dụ như:
– Các bên thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm giao kết của hợp đồng đó;
– Pháp luật có quy định rõ ràng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 458 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định, hợp đồng tặng cho động sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản trên thực tế. Việc đối với động sản có đăng ký quyền sở hữu như ô tô, xe máy và một số động sản khác theo quy định của pháp luật thì hợp đồng tặng cho đó sẽ có hiệu lực được tính kể từ thời điểm đăng ký.
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của
Như vậy có thể nói, về bản chất thì hợp đồng lao động sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên pháp luật vẫn ưu tiên sự thỏa thuận của các bên. Như vậy có thể nói, hợp đồng lao động vẫn có thể có hiệu lực trở về trước trong trường hợp các bên có sự thỏa thuận và hiệu lực hồi tố của hợp đồng lao động.
2. Trường hợp nào thì hợp đồng lao động vô hiệu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hợp đồng lao động vô hiệu. Theo đó, hợp đồng vô hiệu được quy định như sau:
– Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp: Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật, giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, giao kết hợp đồng lao động vi phạm nguyên tắc trong quá trình giao kết, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động được xác định là công việc mà pháp luật cấm;
– Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm quy định của pháp luật tuy nhiên không ảnh hưởng đến các nội dung còn lại của hợp đồng.
Như vậy có thể nói, hợp đồng lao động vô hiệu trong những trường hợp sau:
Thứ nhất, hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi:
– Toàn bộ nội dung của hợp đồng vi phạm quy định của pháp luật. Đây được coi là một trong những trường hợp ít xảy ra trong thực tế, bởi vì nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động đã ngày càng được nâng cao. Đồng thời không ít người sử dụng lao động đã có bộ phận pháp chế, cán bộ pháp lý để hỗ trợ cho việc soạn Thảo và xem xét hợp đồng trước khi tiến hành giao kết với người lao động;
– Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền. Việc ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hầu như sẽ liên quan đến quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của người đại diện cho người sử dụng lao động, hoặc ký kết hợp đồng lao động với phía bên người lao động tuy nhiên đó không phải là người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Thứ hai, hợp đồng vô hiệu từng phần khi:
– Nội dung của phần đó trái quy định của pháp luật, tuy nhiên không làm ảnh hưởng đến các nội dung còn lại trong hợp đồng lao động;
– Nếu một phần hoặc toàn bộ nội dung hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn so với quy định của pháp luật, nội qui lao động và cả ước lao động tập thể, một phần hoặc toàn bộ nội dung trong hợp đồng lao động làm hạn chế các quyền của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu;
– Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu trong trường hợp này sẽ thuộc về tòa án nhân dân căn cứ theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật lao động năm 2019.
3. Nội dung của hợp đồng lao động bao gồm những vấn đề gì?
Pháp luật hiện nay đã có nhận định cụ thể, nội dung trong hợp đồng lao động. Nội dung của hợp đồng lao động căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật lao động năm 2019 bao gồm:
– Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động, họ tên và chức danh của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người sử dụng lao động;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính và địa chỉ cư trú, số giấy tờ tùy thân của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người lao động;
– Công việc, địa điểm làm việc, thời hạn của hợp đồng;
– Mức lương theo công việc, mức lương theo chức danh, thời hạn trả lương, hình thức trả lương, các khoản bổ sung, các khoản trợ cấp;
– Chế độ nâng lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
– Trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động;
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
– Chế độ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH 2020 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.