Tôi có ký một hợp đồng ký tay, không có dấu pháp nhân. Vậy hợp đồng ký tay đó có hiệu lực pháp lý không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Có 1 người tự xưng là bên Công ty quảng cáo, tổ chức sự kiện đến liên hệ với em để thuê nhóm nhảy cho một sự kiện. Sau khi thỏa thuận, em có kí với người đó một bản hợp đồng có chữ ký và bút tích của người đó, nhưng không có dấu đỏ của công ty. Tức là em chỉ ký qua trung gian người đó chứ không ký trực tiếp với công ty. Trong thời gian làm việc thì mọi thứ vẫn ổn nhưng trong hợp đồng thỏa thuận về tiền công là phải kết thúc chương trình mới thanh toán đủ nên em cũng hơi lo sợ bị quỵt tiền. Em cũng nghe nói vì hợp đồng ký tay như vậy sẽ không có hiệu lực pháp lý nên sẽ không có giá trị. Mong Luật sư tư vấn giúp em để em có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Theo quy định nêu trên thì hình thức của giao dịch dân sự cũng là một trong những điều kiện để xác định hiệu lực của giao dịch dân sự.
Ở trong trường hợp của khách hàng thì khách hàng có ký một hợp đồng biểu diễn. Theo đó hợp đồng biểu diễn được xác định là một loại hợp đồng dịch vụ. Hiện nay theo quy định của bộ luật dân sự thì không có quy định nào yêu cầu hình thức đối với hợp đồng dịch vụ.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 119
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Theo khách hàng trình bày thì người thuê khách hàng về biểu diễn là công ty. Tuy nhiên, khách hàng chỉ ký qua người trung gian chứ không ký trực tiếp với công ty. Theo đó trong trường hợp này, khách hàng đang cung cấp dịch vụ cho người trung gian đó chứ không phải công ty. Theo đó khi biểu diễn xong khách hàng sẽ nhận tiền dịch vụ này từ người trung gian.
>>> Luật sư
Ngoài ra, khách hàng cũng cần lưu ý đến điều khoản thanh toán trong hợp đồng mà hai bên đã ký tay với nhau để yêu cầu bên thuê dịch vụ thanh toán đúng theo những gì hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu trong hợp đồng chưa rõ ràng về điều khoản thanh toán thì khách hàng có thể yêu cầu bên thuê dịch vụ ký với khách hàng