Hợp đồng là một trong những giao dịch dân sự phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt và áp dụng đúng các loại hợp đồng khác nhau. Đặc biệt, hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự là hai loại văn bản mà nhiều người chưa thể phân biệt được.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng kinh tế là gì?
Hợp đồng là văn bản pháp lý thiết yếu cho các hoạt động trong đời sống và đặc biệt trong hoạt động thương mại của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phân biệt được các loại hợp đồng khác nhau và khi nào sử dụng loại nào để tránh các hệ quả pháp lý không mong muốn trong các tranh chấp sau này.
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy hợp đồng là những sự thỏa thuận giữa người này với người khác, doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, giữa tổ chức này với cá nhân khác và ngược lại để bàn luận, trao đổi về việc xác lập một mối quan hệ, thay đổi hoặc chấm dứt những việc nhất định.
Hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
– Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm mục đích kinh doanh
– Mục đích này được thể hiện ở nội dung công việc mà các bên thoả thuận
– Đặc điểm về chủ thể hợp đồng: Theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì hợp đồng kinh tế được ký kết giữa hai chủ thể là pháp nhân hoặc ít nhất một bên là pháp nhân còn bên kia có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra pháp lệnh hợp đồng kinh tế còn quy định những người làm công tác khoa học ký thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân ngư dân cá thể, các tổ chức và cá nhân nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kình tế khi họ ký kết hợp đồng với pháp nhân.
Theo nguyên tắc này một hợp đồng kinh tế được hình thành phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện thoả thuận giữa các chủ thể ( tự do ý chí) không do sự áp đặt ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Mọi sự tác động làm mất tính tự nguyện của các bên trong quá trình ký kết đều làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.
2. Nội dung chính của quyền tự do hợp đồng:
+ Tự do lựa chọn bạn hàng
+ Tự do thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng
+ Tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng
– Tuy nhiên quyền tự do ký kết hợp đồng bị giới hạn bởi các điều kiện sau:
+ Việc ký kết hợp đồng kinh tế phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh đã đăng ký.
+ Các bên không được lợi dụng quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái pháp luật.
+ Việc ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là bắt buộc, tức là các đơn vị kinh tế được nhà nước giao cho chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh thì có nghĩa vụ ký kết hợp đồng kinh tế để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh đó.
Trong nền kinh tế thị trường mỗi bên tham gia vào quan hệ hợp đồng kinh tế đều xuất phát từ lợi ích riêng của mình. Khi ký kết hợp đồng các bên cùng nhau thoả thuận những điều khoản hợp đồng có lợi nhất cho cả hai bên, không được lừa dối chèn ép nhau.
Các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghía vụ. Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũng tương xứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để ký kết hợp đồng các bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu của mình và đêù có quyền chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của bên kia không bên nào có quyền ép buộc bên nào. Quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ hình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau về các điều khoản hợp đồng.
Khi quan hệ hợp đồng kinh tế đã hình thành, các bên đều có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm trước bên kia.
Trong quan hệ hợp đồng kinh tế các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế có quyền tự do thoả thuận các điều khoản của hợp đồng. Pháp luật hợp đồng kinh tế tôn trọng ý chí của các bên. Tuy nhiên ý chí của các bên chỉ được tôn trọng nếu ý chí đó phù hợp với pháp luật. Điều đó có nghĩa là các bên có quyền thoả thuận nhưng mọi thoả thuận trong hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật mà phải phù hợp với các quy định của pháp luật.
Khi tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế các bên phải dùng chính tài sản của mình để đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Các bên có thể dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờ người khác bảo lãnh về tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên trong quan hệ hợp đồng.
Hợp đồng kinh tế trong tiếng Anh là Economic contracts
3. Phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự:
Việc phân biệt và hiểu rõ bản chất của hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự rất quan trọng, bởi phải xác định được đúng bản chất của loại hợp đồng thì việc tuân thủ cũng như giải quyết khi có tranh chấp xảy ra mới đúng pháp luật.
3.1. Những điểm giống nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế:
– Đều là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận của các bên;
– Đều hướng tới lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của các bên tham gia giao kết hợp đồng;
– Hai loại hợp đồng này có một số điều khoản tương tự như: Điều khoản về chủ thể; đối tượng của hợp đồng; giá cả; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức thực hiện; phương thức thanh toán; giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.
Hợp đồng kinh tế là khái niệm xuất phát trước khi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 ra đời nhưng đến nay chế định này không còn được áp dụng nữa mà thay vào đó là
Còn khái niệm hợp đồng dân sự xuất phát từ khi Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 ra đời và sau này vẫn còn tồn tại chế định này, nhưng nội dung này được nâng lên thành Luật, hiện nay là Bộ luật dân sự 2015.
3.2. Những điểm khác nhau giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự:
Hợp đồng kinh tế | Hợp đồng dân sự | |
Khái niệm | Trước đây: là sự thỏa thuận giữa pháp nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh về việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế họach của mình. Hiện nay: (được gọi là | Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. |
Luật điều chỉnh | Trước đây: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. | Hiện hành: Từ 01/7/2016 trở đi: |
Các chủ thể tham gia hợp đồng | Trước đây: – Pháp nhân với pháp nhân. – Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Hiện nay: – Thương nhân với thương nhân. – Thương nhân với các bên có liên quan. | – Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên. Riêng đối với cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên có đủ tài sản riêng thì có thể tự mình ký kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. – Pháp nhân. – Hộ gia đình. – Tổ hợp tác. – Tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. |
Bản chất | Mang mục đích kinh doanh lợi nhuận, kiểm soát quyền và nghĩa vụ các bên trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại. | Mang mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. |
Hình thức hợp đồng | Văn bản. Lưu ý thêm: đối với hợp đồng thương mại có các hình thức như fax, telex và thư điện tử vẫn được xem là hình thức văn bản. | – Văn bản. – Lời nói. – Hành vi cụ thể. |
Nội dung hợp đồng | – Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh. – Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận. – Chất lượng, chủng loại, quy sách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc. – Giá cả. – Bảo hành. – Điều kiện nghiệm thu, giao nhận. – Phương thức thanh toán. – Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế. – Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế. – Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế. – Các thoả thuận khác. | – Đối tượng của hợp đồng. – Số lượng, chất lượng. – Giá, phương thức thanh toán. – Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. – Quyền, nghĩa vụ của các bên. – Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. – Phương thức giải quyết tranh chấp. |
Biện pháp bảo đảm | Trước đây: – Thế chấp. – Cầm cố. – Bảo lãnh. Hiện nay:bổ sung thêm các biện pháp sau bên cạnh 03 biện pháp trên: – Đặt cọc. – Ký cược. – Ký quỹ. – Bảo lưu quyền sở hữu. – Tín chấp. – Cầm giữ tài sản. | – Cầm cố tài sản. – Thế chấp tài sản. – Đặt cọc. – Ký cược. – Ký quỹ. – Bảo lưu quyền sở hữu. – Bảo lãnh. – Tín chấp. – Cầm giữ tài sản. |
Thủ tục giải quyết tranh chấp | – Thương lượng. – Trọng tài. – Tòa án. | – Hòa giải. – Tòa án. (Có thể sử dụng phương thức trọng tài) |
Ví dụ | Công ty A mua tôm từ hộ gia đình B để xuất khẩu sang Mỹ. Giao kết hợp đồng giữa công ty A và hộ gia đình B là giao kết hợp đồng kinh tế. | Anh C mua tô phở tại gánh hàng của chị D. Giao kết hợp đồng giữa anh C và chị D bằng lời nói là giao kết hợp đồng dân sự. |