Hợp đồng hợp tác kinh tế sản xuất và trồng rừng là gì? Mẫu hợp đồng hợp tác kinh tế sản xuất và trồng rừng 2021? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh tế sản xuất và trồng rừng?
Hiện nay tình cháy rừng ngày càng tăng cao do hiện tượng nóng lên của trái đất, nên việc trồng rừng là vô cùng cần thiết. Chính vì thế mà
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng hợp tác kinh tế sản xuất và trồng rừng là gì?
Trước hết ta phải hiểu hợp đồng hợp tác là gì? Theo Khoản 1,Điều 504,
Ngoài ra, tại Điều 507, Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác:
‘1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
2. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.
3. Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
4. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.’
Như vậy thì hợp đồng hợp tác kinh tế sản xuất và trồng rừng là sự thỏa thuận giữa một bên là ban quản lý dự án và một bên là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng. Hợp đồng ghi nhận sự cam kết của các bên tham gia hợp đồng về việc cùng hợp tác, đóng góp để sản xuất và trồng rừng. Hợp đồng sẽ là cơ sở pháp lý để giúp việc giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nội dung chính của hợp đồng bao gồm:
– Phần thông tin của các bên tham gia hợp đồng
– Nội dung của hợp đồng
– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
– Thời hạn của hợp đồng
– Trường hợp bất khả kháng
– Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
– Điều Khoản về giải quyết tranh chấp
2. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh tế sản xuất và trồng rừng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
HỢP ĐỒNG TRỒNG RỪNG
Số…../201…/HĐTR
Căn cứ Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004;
Căn cứ Luật Lâm Nghiệp 2017 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Quyết định số ……./QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày ……/……./…… về một số chính sách phát triển rừng sản xuất;
Căn cứ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư hỗ trợ trồng rừng sản xuất của số …….. ngày …….. tháng ………. năm ………..
Hôm nay, ngày …. tháng ….. năm …… tại chúng tôi gồm:
1. Bên A (Ban Quản lý dự án ……….)
Trụ sở: ……………… Điện thoại: …………
Do (1) Ông/Bà: ………..Chức vụ ……………làm đại diện,
(2) Ông/bà: …….; là cán bộ giám sát và khuyến lâm
CMND số do công an …….. cấp, ngày……..tháng…………năm…………..;
Địa chỉ thường trú: …..
Điện thoại: ……
2. Bên B (hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng)
Ông/Bà: ………… là đại diện;
CMND số do công an …….. cấp, ngày………. tháng…………năm ………….;
Địa chỉ thường trú: ……
Điện thoại: …………..
Hai bên cùng nhau thống nhất thỏa thuận ký kết Hợp đồng trồng rừng với các điều, Khoản như sau:
Điều 1. Nội dung Hợp đồng
1. Làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp bên B chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất):
a) Bên A chịu trách nhiệm đo đạc, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên B (đối với diện tích đất trồng rừng được cơ quan có thẩm quyền cho phép cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), thời gian trong vòng một năm. Trong thời gian làm thủ tục, hợp đồng này là căn cứ để nhận hỗ trợ trồng rừng của Nhà nước.
b) Nếu diện tích đất trồng rừng của bên B thuộc đất đã cấp cho Công ty lâm nghiệp quốc doanh, Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, Bên A có trách nhiệm đo đạc, lên sơ đồ để khoán ổn định lâu dài (50 năm) cho bên B trồng rừng theo hợp đồng này.
c) Kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Hỗ trợ trồng rừng, khuyến lâm
a) Bên A hỗ trợ để bên B (trồng rừng, diện tích ….ha rừng tại (ghi rõ địa điểm thửa, lô, Khoảnh, tiểu khu, thôn, xã,) …….
b) Diện tích đất trồng rừng của bên B thuộc đối tượng hưởng lợi: ……… (ghi rõ đối tượng nào trong Điều 5 Quyết định). Mức được Nhà nước hỗ trợ là: …… đồng/ha. Tổng số được hỗ trợ thành tiền là ………………….đồng (viết bằng chữ).
c) Thời gian hỗ trợ: 4 năm, trong đó một năm trồng và 3 năm chăm sóc, kể từ ngày ký kết Hợp đồng này.
d) Tiêu chuẩn cây giống và giá cây giống:
Loài cây trồng: ……….
Tiêu chuẩn cây giống: Chiều cao cây ………… cm, đường kính cổ rễ …………. cm, cây giống đạt …….. tháng tuổi, chất lượng cây giống tốt, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn đem trồng;
Giá cây giống là ……. đồng/cây (theo Quyết định số /QĐ-UB ngày ….. tháng …… năm …… của Ủy ban nhân dân tỉnh ).
đ) Kỹ thuật trồng rừng: Mật độ trồng rừng: …… cây /ha, có bản hướng dẫn chi tiết kỹ thuật kèm theo (quy cách hố, hàng, thời vụ trồng…).
e) Cung cấp dịch vụ khuyến lâm: Bên A tư vấn loài cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, bảo vệ cho bên B là 2 lần.
Lần 1 trước khi trồng rừng ít nhất là một tháng, lần 2 trong năm thứ 2, ngoài ra Bên B có quyền trao đổi thông tin qua điện thoại, Fax hoặc bằng văn bản để được tư vấn.
g) Cung cấp cây giống: (bên B có thể tự túc cây giống, hoặc yêu cầu bên A cung cấp)
Bên B tự túc cây giống theo tiêu chuẩn, chất lượng và giá cây giống ghi tại mục d Khoản 2 Điều này (ghi rõ bên B tự túc hay không);
Bên A cung cấp cây giống cho B theo tiêu chuẩn, chất lượng ghi tại mục d Khoản 2 Điều này.
Điều 2. Quyền và nghĩa vụ
1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
a) Quyền của Bên A:
Bên A có quyền theo dõi và giám sát quá trình thực hiện Hợp đồng của Bên B;
Có quyền yêu cầu Bên B thực hiện đúng các nội dung công việc và tiến độ theo quy định tại Hợp đồng, trong trường hợp Bên B vi phạm nội dung Hợp đồng mà đã được Bên A nhắc nhở bằng văn bản đến lần thứ 3, Bên A có quyền đề nghị thu hồi (hoặc thu hồi) toàn bộ giá trị đã đầu tư tại thời điểm vi phạm và tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định của pháp luật nhưng phải
b) Nghĩa vụ của Bên A:
Bên A có nghĩa vụ tiến hành đo đạc và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Bên B theo quy định của pháp luật (trong trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc hồ sơ khoán đất lâm nghiệp theo nội dung tại Khoản 1 Điều 1 của Hợp đồng;
Bên A có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ khuyến lâm, cung cấp giống theo yêu cầu của Bên B với nội dung ghi tại Khoản 2 Điều 1.
Bên A có nghĩa vụ giám sát việc trồng rừng, phổ biến tuyên truyền kiến thức trồng và phát triển nghề rừng cho Bên B;
Nếu được bên B yêu cầu tư vấn về chính sách, khuyến lâm bằng văn bản thì bên A phải trả lời bằng văn bản cho bên B;
Có nghĩa vụ cùng với Bên B bảo vệ rừng trồng.
2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
a) Quyền của Bên B:
Được hưởng toàn bộ sản phẩm rừng trồng khi khai thác;
Sản phẩm rừng trồng được tự do lưu thông;
Được hưởng các chính sách ưu đãi khác về miễn giảm thuế, tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành;
Quyền được tư vấn về chính sách, khuyến lâm từ bên A.
b) Nghĩa vụ của Bên B:
Đảm bảo việc trồng và chăm sóc rừng, không đế lãng phí đất;
Khai thác sản phẩm rừng theo quy định của pháp luật;
Khi khai thác sản phẩm, nộp cho ngân sách xã hoặc cho bên giao khoán số tiền tương đương với 80 kg thóc/ha, để xây dựng quỹ bảo vệ phát triển rừng của xã và quỹ bảo vệ phát triển rừng thôn, trong đó quỹ cấp xã sử dụng 50% kinh phí, quỹ cấp thôn sử dụng 50% kinh phí. Và nộp thuế cho nhà nước (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế;
Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đã nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng, nếu sau 4 năm mà rừng không đạt yêu cầu theo quy định của Nhà nước thì tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải tự bỏ kinh phí ra để trồng lại rừng, hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước bằng số tiền đã nhận cộng với lãi suất thương mại tại thời điểm thu hồi.
Điều 3. Thời hạn của Hợp đồng
Hợp đồng này có thời hạn là một chu kỳ cây trồng, trong vòng ……. năm, tính từ năm các Bên chính thức ký vào Bản Hợp đồng này.
Điều 4. Trường hợp bất khả kháng
Các Bên được miễn trừ trách nhiệm trong các trường hợp xảy ra thiệt hại hoặc vi phạm Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng. Các trường hợp bất khả kháng được xác định theo quy định tại Điều 6 Quyết định số
Điều 5. Giá trị Hợp đồng và phương thức thanh toán
1. Giá trị Hợp đồng: tổng số kinh phí mà bên A thanh toán cho bên B ………..đồng (viết bằng chữ).
2. Phương thức thanh toán
Bên A thanh toán cho bên B làm ……..lần (tùy theo đối tượng được hỗ trợ)
Năm 1: Nhận ……… đồng trong đó chi phí cây giống là đồng, công lao động là ……… đồng.
Năm 2: Nhận ……….đồng vào tháng/năm ……….
Năm 3: Nhận ………..đồng vào tháng/năm ……..
Năm 4: Nhận ………..đồng vào tháng/năm ………
Điều 6. Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu xảy ra tranh chấp, các Bên sẽ cùng nhau tiến hành giải quyết qua thương lượng.
Trong trường hợp không tự giải quyết được một trong hai Bên có quyền khởi kiện ra cơ quan Tòa án có thẩm quyền để giải quyết nhưng phải
Điều 7. Điều Khoản cuối cùng
1. Hai Bên thống nhất thông qua tất các các nội dung trên của bản Hợp đồng.
2. Hợp đồng này được lập thành 07 bản tiếng Việt, mỗi bản có (…) trang. Bên A giữ 03 bản, Bên B giữ 01 bản, cán bộ giám sát và khuyến lâm giữ 01 bản, 01 bản lưu tại Ủy ban nhân dân xã, 01 bản lưu tại thôn (bản) để theo dõi, giám sát thực hiện./.
ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh tế sản xuất và trồng rừng
Phần đầu tiên là phần thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết như: tên, số căn cước công dân( số chứng minh nhân dân), địa chỉ, số điện thoại.
Điều 1. Nội dung hợp đồng: Ở trong phần này sẽ đề cập đến vấn đề làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp bên cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vấn đề thứ hai là về việc hỗ trợ trồng rừng và khuyến lâm: Ban quản lý dự án sẽ là bên hỗ trợ việc trồng rừng và sẽ cung cấp diện tích đất để trồng đồng thời tư vấn cho bên còn lại giống cây trồng. Bên trồng rừng sẽ tự túc cấy ghép cũng như thực hiện việc trồng rừng.
Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng: Các bên sẽ cùng ghi nhận về quyền lợi mà các bên được hưởng cùng với nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện. Các điều Khoản phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Điều 3. Thời hạn của hợp đồng: Thời hạn sẽ được tính theo chu kỳ cây trồng, được bắt đầu từ năm mà các bên chính thức ký vào hợp đồng.
Điều 4. Trường hợp bất khả kháng: Các bên thỏa thuận với nhau về các trường hợp mà các bên được miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Giá trị của hợp đồng và phương thức thanh toán: giá trị của hợp đồng là tổng kinh phí mà ban quản lý dự án thanh toán, được viết cả bằng chữ và bằng số. Phương thức thanh toán có thể là trả bằng tiền mặt hoặc chuyển Khoản qua ngân hàng, các lần nhận và thanh toán bao nhiêu một lần sẽ được ghi rõ trong hợp đồng.
Điều 6. Giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn thì các bên có thể giải quyết bằng cách thương lượng nhưng nếu không thể tự hòa giải thì các bên có thể đưa tranh chấp ra Tòa để giải quyết. Quyết định của Tòa án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên.
Sau khi đã thống nhất được các điều Khoản bên trên thì các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng và cùng cam kết thực hiện hợp đồng một cách đầy đủ những quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong hợp đồng. Hợp đồng được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản để tiện cho việc thực hiện hợp đồng. Giống như các hợp đồng khác thì hợp đồng hợp tác kinh tế sản xuất và trồng rừng cũng có yêu cầu về mặt hình thức và nội dung đúng như quy định trong các văn bản pháp luật