Hợp tác mang đến các lợi ích, sức mạnh và đảm bảo quyền lợi tốt nhất trong nhu cầu của nhà đầu tư. Vì thế mà trong nhiều công việc thực tế, các hợp đồng hợp tác đầu tư được ký kết. Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư không được pháp luật quy định cụ thể. Tùy vào nhu cầu và tình hình thực tế, các nhà đầu tư xác định quyền, nghĩa vụ cũng như điều khoản hợp tác.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng hợp tác đầu tư được hiểu như thế nào?
– Giải thích thuật ngữ:
Điều 504
Như vậy, các bên có nhu cầu, mục đích và mong muốn quyền lợi cân đối có thể tiến hành hợp tác. Mỗi đối tượng có một tiềm lực, thế mạnh riêng để đóng góp vào công việc chung. Khi đó, việc hợp tác giúp các bên cùng tìm lợi ích, cùng chịu trách nhiệm.
Đầu tư là hoạt động thực hiện trong lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh. Sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Tức là phải bỏ ra từ ban đầu các giá trị nhất định để thúc đẩy, tìm kiếm lợi nhuận thực tế.
Khái niệm Hợp đồng hợp tác đầu tư:
Hợp đồng hợp tác đầu tư là văn bản ghi lại sự thỏa thuận giữa các bên đầu tư trong nhu cầu tiếp cận sản xuất, kinh doanh. Các bên hướng đến thực hiện đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận cùng nhau. Khi đó, hợp đồng thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các vấn đề về đóng góp công sức, tài sản để thực hiện một công việc nhất định.
Tính chất hợp tác giúp các bên vẫn được có tư cách độc lập, có quyền và trách nhiệm như thỏa thuận. Tìm kiếm, tiến hành các công việc vì mục đích chung đã được thống nhất. Khi đó, từng chủ thể sẽ nhận được phần lợi nhuận từ đầu tư tương ứng.
Trước khi tham gia hợp tác đầu tư các bên phải phân chia rõ lợi nhuận, phân chia tài sản mà không cần thành lập tổ chức kinh tế. Phải thể hiện rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng.
Đặc điểm của hợp đồng hợp tác đầu tư:
Hợp đồng hợp tác đầu tư có những đặc điểm sau đây:
– Nội dung trong hợp đồng hợp tác do các bên xây dựng, thỏa thuận. Nhằm mục đích thực hiện, hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Gắn liền với các nhu cầu, lợi ích mong muốn được tiếp cận. Các bên sẽ gắn kết quyền và nghĩa vụ với nhau qua hợp đồng.
– Hợp đồng hợp tác đầu tư mang tính song vụ. Nhiều bên tham gia, và phải thực hiện nghĩa vụ để nhận được lợi ích tương ứng.
– Hình thức trong hợp đồng không quy định bắt buộc bằng miệng hay văn bản. Tuy nhiên tính chất phức tạp của ràng buộc quyền lợi, của lợi nhuận đầu tư là có. Để tránh những tranh chấp phát sinh sau nay, các bên có thể thỏa thuận bằng văn bản thể hiện rõ ràng ý chí của các bên.
– Chủ thể thực hiện việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư là các nhà đầu tư có năng lực. Bao gồm các nhà đầu tư trong nước và cả nhà đầu tư nước ngoài. Bao gồm:
+ Nhà đầu tư trong nước.
+ Nhà đầu tư nước ngoài.
+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài.
Theo đó, nhà đầu tư được quy định tại Khoản 18, Khoản 19 và Khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư 2020. Tất cả các chủ thể đủ điều kiện, đủ khả năng và hướng đến hợp tác vì mục đích chung đều có thể tham gia hợp đồng.
Hợp đồng hợp tác đầu tư có phải công chứng không?
Căn cứ vào Bộ Luật Dân sự quy định về hình thức hợp đồng thì hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể mà không quy định bắt buộc giao kết bằng một hình thức nhất định. Các bên thống nhất ràng buộc, cũng như có căn cứ chắc chắn bảo vệ quyền lợi của mình. Trừ một số trường hợp cụ thể pháp luật có quy định khác.
Hợp đồng hợp tác đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Đồng thời có các đặc thù trong tính phức tạp của giao dịch, thỏa thuận được xác lập. Pháp luật hiện hành không quy định về hợp đồng phải được công chứng, chứng thực. Vì vậy, hợp đồng hợp tác đầu tư không nhất thiết phải công chứng, chứng thực mà vẫn có giá trị pháp lý. Các bên hoàn toàn có thể ràng buộc cũng như đảm bảo quyền, lợi ích cho nhau trong quan hệ hợp tác tìm kiếm lợi ích chung.
Tuy nhiên để trách xung đột, rủi ro nếu có tranh chấp, các bên nên công chứng, chứng thực hợp đồng trước khi thực hiện. Đặc biệt là hợp đồng hợp tác đầu tư phải được lập thành văn bản.
2. Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư:
Không có mẫu cố định để áp dụng trong các trường hợp. Trên thực tế, hoạt động hợp tác đầu tư trong dân sự vô cùng đa dạng, phức tạp. Do đó các nhà đầu tư cần đảm bảo quyền lợi của mình bằng các điều khoản quy định chặt chẽ. Tuy nhiên vẫn phải thể hiện các nội dung cơ bản cần triển khai.
Nội dung cần có trong
Căn cứ soạn thảo hợp đồng:
– Căn cứ Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015. Căn cứ để xác định quyền tham gia, xác lập giao dịch dân sự giữa các bên.
– Căn cứ vào tình hình thực tế năng lực và nhu cầu của các bên.
– Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các bên.
Thông tin các bên tham gia hợp đồng hợp tác đầu tư:
– Tên công ty, doanh nghiệp.
– Tên người đại diện công ty, chức vụ. Đây là chủ thể chịu trách nhiệm quản lý chung, tổ chức thực hiện hợp tác.
– Trụ sở của công ty, nơi diễn ra hoạt động làm việc chính.
– Số tài khoản.
– Điện thoại, các thông tin và cách thức liên hệ.
Điều khoản các bên đồng ý tham gia hợp tác đầu tư:
Xác định tính chất tự nguyện, thiện chí cũng như hướng đến các mục đích cùng nhau tìm kiếm lợi nhuận chung.
– Mục tiêu, phạm vi và định hướng cùng nhau hợp tác.
– Thời hạn của hợp đồng hợp tác đầu tư.
– Góp vốn và phân chia lợi nhuận kinh doanh. Thể hiện cách xác định lợi ích, lợi nhuận tương ứng cho các bên.
– Quyền và nghĩa vụ các bên. Ràng buộc trách nhiệm thực hiện đúng mục đích, tiếp cận lợi nhuận.
– Nguyên tắc về tài chính.
– Điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức, phân công và trách nhiệm của các đối tượng.
– Điều khoản chung.
– Hiệu lực hợp đồng.
Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng hợp tác đầu tư:
– Trong hợp đồng hợp tác đầu tư phải có đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện các bên tham gia hợp đồng, địa chỉ thực hiện giao dịch. Từ đó xác định đối tượng tham gia, ràng buộc đối tượng đó trong đầu tư.
– Phạm vi hoạt động và định hướng rõ ràng mục tiêu hợp tác. Để xác định được hiệu quả, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của các đối tác.
– Phân chia kết quả và công sức, đóng góp của các bên tham gia hợp đồng. Phân chia và xác định quyền lợi, giá trị lợi nhuận thực tế.
– Tham gia hợp đồng hợp tác đầu tư dựa trên mong muốn và ý chí của mỗi bên. Trên cơ sở nội dung chính của hợp đồng đã được luật hóa và các quy định của pháp luật dân sự để thỏa thuận điều khoản chung của hợp đồng. Từ đó cũng ràng buộc trách nhiệm tương ứng nếu có hành vi vi phạm hợp đồng.
3. Quy định về hợp đồng hợp tác đầu tư:
– Chủ thể hợp đồng hợp tác đầu tư:
Chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng là các nhà đầu tư có đủ năng lực, tiêu chuẩn cũng như định hướng hợp tác chung. Bao gồm:
– Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên
– Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước
– Nội dung hợp đồng hợp tác đầu tư:
Hợp đồng hợp tác đầu tư cần có những nội dung sau đây:
– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
– Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
-Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Hình thức của hợp đồng hợp tác đầu tư
Pháp luật quy định hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ các bên tham gia. Do tính chất phức tạp, ràng buộc cũng như phân chia quyền lợi trên thực tế. Khi các bên giao kết hợp đồng thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật. Các bên phải thực hiện nghĩa vụ, các cam kết phát sinh từ hợp đồng đầu tư.
Hợp đồng được triển khai theo các yêu cầu về nội dung và hình thức được trình bày bên trên. Để đảm bảo hoàn thành tốt nhất mục đích hợp tác, các bên cần thỏa thuận và xác lập chặt chẽ các quy định trong hợp đồng.
4. Hợp đồng hợp tác đầu tư cá nhân:
Cá nhân cũng có thể trở thành nhà đầu tư ký kết các Hợp đồng BCC khi họ bỏ vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư. Trong hoạt động đầu tư này, các cá nhân sẽ nhân danh tư cách pháp lý của chính mình và tự mình chịu trách nhiệm về tất cả các hành vi của mình.
– Cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam. Đây là một quy định cho thấy sự bình đẳng, phù hợp với pháp luật quốc tế vì đã có sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài. Pháp luật cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay nước ngoài thường trú tại Việt Nam đều có thể trở thành chủ thể đầu tư theo hình thức Hợp đồng BCC. Qua đây, tạo ra tính cạnh tranh và bình đẳng giữa môi trường pháp lý của Việt Nam với môi trường pháp lý của các nước khác trên thế giới. Nhất là trong điều kiện hiện nay, hoạt động đầu tư nước ngoài đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Do đó, quy định này cũng có thể coi là một biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư.
Cá nhân tham gia ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư cá nhân phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đầu tư, là cá nhân đã đủ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự.
Nội dung hợp đồng hợp tác đầu tư cá nhân cũng phải đảm bảo các nội dung theo quy định của Luật Đầu tư, cụ thể:
– Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia Hợp đồng BCC; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.
Chủ thể của hợp đồng chính là các nhà đầu tư, do đó, tên trong hợp đồng là tên của các tổ chức, cá nhân được pháp luật quy định là nhà đầu tư. Pháp luật đầu tư hiện hành không đưa ra các tiêu chí xác định tư cách chủ thể, miễn sao các tổ chức, cá nhân bỏ vốn và tiến hành các hoạt động đầu tư không trái pháp luật. Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đều có cơ hội trở thành chủ thể của Hợp đồng BCC.
– Mục tiêu và phạm vi đầu tư kinh doanh: Điều khoản này cần thỏa thuận cụ thể về lĩnh vực kinh doanh.
– Đóng góp của các bên hợp doanh, phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng.
Cần quy định rõ về tỉ lệ góp vốn, loại tài sản mỗi bên góp và tiến độ góp vốn. Một số tài sản đế góp vốn có thể kể đến như:
+ Quyền sở hữu đối với tài sản;
+ Các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả các quyền đối với thăm dò và khai thác tài nguyên;
+ Bất động sản, quyền đối với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thuê, chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh;
+ Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí
+ Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Tiến độ thực hiện dự án: Các bên hợp đồng cần thỏa thuận về các công việc trong dự án và thời hạn hoàn thành các công việc này. Tiến độ thực hiện dự án có thể khác nhau tùy thuộc vào khối lượng và độ khó của công việc. Các bên có trách nhiệm cùng nhau thực hiện nghiêm chỉnh các thỏa thuận này.
– Thời hạn hợp đồng: Thời hạn hợp đồng sẽ được các bên thỏa thuận trên cơ sở phù hợp với yêu cầu và mục đích đầu tư của họ. Tuy nhiên, thời hạn này cũng cần được thỏa thuận sao cho phù hợp với quy định về thời hạn đầu tư. Thời hạn hợp đồng được Nhà nước ghi rõ trong Giấy chứng nhận đầu tư.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp doanh: Hợp đồng BCC là hình thức đầu tư dựa trên sự thỏa thuận của các bên hợp doanh nhằm phân chia lợi nhuận và kết quả đầu tư. Vì vậy, tùy theo nội dung, phạm vi kinh doanh và thỏa thuận giữa các bên mà quyền và nghĩa vụ của các bên hợp doanh được quy định cụ thể trong hợp đồng.
– Các nguyên tắc tài chính: Do không thành lập pháp nhân mới khi thực hiện Hợp đồng BCC nên mỗi bên đều có tư cách pháp lý độc lập. Vì vậy, các bên thường thỏa thuận các nghĩa vụ tài chính của mỗi bên là độc lập và không bên nào phải chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính của bên nào. Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng của Hợp đồng BCC.
– Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng: Các bên cần nêu cụ thể các vấn đề liên quan đến sửa đổi, chấm dứt hợp đồng nhằm tránh nhầm lẫn và thuận tiện trong việc thực hiện hợp đồng.
Căn cứ pháp lý: