Trước khi hai bên người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động chính thức thì ngoài hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật lao động, trên thực tế các bên còn giao kết một loại hợp đồng gọi là hợp đồng học việc. Vậy hợp đồng học việc là gì?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hợp đồng học việc:
Theo quy định tại
Vì vậy hợp đồng học việc có thể được coi một dạng của hợp đồng học nghề. Theo quy định tại khoản 1 tại Điều 16
2. Doanh nghiệp có được phép ký hợp đồng học việc:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019, việc người học nghề để sau này làm việc cho người sử dụng lao động là việc mà người sử dụng lao động tiến hành tuyển dụng người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc của mình.
Doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng học việc hay còn gọi là hợp đồng học nghề nếu đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:
– Mục đích ký kết hợp đồng là để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc của mình.
– Chỉ được tuyển dụng những người học nghề phải từ đủ 14 tuổi trở lên. Đối với nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thì chỉ được tuyển những người từ đủ 18 tuổi trở lên ngoại trừ những người học nghề trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
– Chỉ được tuyển dụng những người đảm bảo về sức khỏe sao cho phù hợp với yêu cầu của việc học nghề.
– Các bên phải giao kết hợp đồng đào tạo theo quy định của luật.
– Doanh nghiệp không được thu học phí học nghề của người học nghề.
– Cho phép các doanh nghiệp được tuyển người vào học nghề để sau này làm việc cho mình mà không cần phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề, hợp đồng học việc giữa người sử dụng lao động và người lao động:
Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng đào tạo nghề sẽ có những nội dung cơ bản như sau:
– Tên, địa chỉ của bên nhận học việc; họ và tên, nơi cư trú, ngày, tháng, năm sinh, số Chứng minh nhân dân/số Thẻ căn cước công dân/số hộ chiếu của người đại diện thực hiện giao kết hợp đồng bên phía người sử dụng lao động;
– Họ và tên, nơi cư trú, ngày, tháng, năm sinh, số Chứng minh nhân dân/số Thẻ căn cước công dân/số hộ chiếu của người học nghề;
– Nghề đào tạo. Trong đó nêu rõ công việc, ngành nghề đào tạo, học nghề giữa các bên;
– Địa điểm của việc học nghề;
– Thời gian, thời hạn quá trình học nghề:
Thời gian học nghề (học việc) được xác định là khoảng thời gian mà người sử dụng lao động truyền đạt, hướng dẫn cho người học nghề những kỹ năng cơ bản, cách hoàn thành công việc để sau này được làm việc chính thức. Trên thực tế, có nhiều vị trí việc làm đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, phức tạp dẫn đến người sử dụng lao động cần phải chỉ dạy cho người lao động trong khoảng thời gian dài hoặc có thể không xác định được thời gian cụ thể. Chính vì vậy hiện nay pháp luật lao động không có quy định nào quy định chi tiết thời gian học nghề là bao lâu mà sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau.
Khi hết thời gian học nghề mà người học nghề đảm bảo được các điều kiện thành người lao động chính thức thì hai bên phải ký kết hợp đồng lao động hoặc có thể tiếp tục gia hạn thời hạn học nghề, học việc.
– Tiền lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) trong thời gian học nghề. Đối với tiền lương trong quá trình học việc pháp luật cũng không ấn định một mức tối thiểu mà các bên có thể tự thỏa thuận và thương lượng với nhau. Việc trả lương sẽ được áp dụng nếu trong quá trình học việc người học nghề trực tiếp tham gia lao động hoặc có sự hỗ trợ người lao động chính thức.
– Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động;
– Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề, học việc phải được lập dưới hình thức bằng văn bản và phải được làm thành 02 bản, người sử dụng người học nghề và người học nghề mỗi bên giữ 01 bản.
4. Quyền lợi của người lao động trong thời gian học việc:
Trong quá trình học việc, người học việc cũng sẽ được đảm bảo các quyền lợi như sau:
– Trong trường hợp người học việc trực tiếp hoặc có tham gia lao động làm ra các sản phẩm, hoàn thành được các công việc thì sẽ được doanh nghiệp trả lương và các khoản phụ cấp theo mức mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp này người học việc được quyền yêu cầu phía doanh nghiệp trả đúng, đủ số tiền lương mà mình được nhận.
– Sẽ không phải có nghĩa vụ đóng học phí cho quá trình học việc nếu sau khi kết thúc thời gian học việc được tuyển vào để làm việc chính thức cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trường hợp này nếu các bên có thỏa thuận về cam kết thời gian làm việc sau khi hoàn thành việc học nghề và điều khoản bồi thường nếu vi phạm thì người học việc sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo.
– Được người sử dụng lao động tạo điều kiện để học kỹ năng nghề, thực hành trên thực tế.
– Được đảm bảo về các vấn đề như an toàn lao động, vệ sinh lao động; được trang bị các vật dụng bảo hộ trong quá trình học việc, tham gia lao động, sản xuất.
– Được giao kết hợp đồng lao động chính thức nếu đảm bảo đủ các điều kiện sau khi hết thời gian học việc.
5. Mẫu hợp đồng học việc :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:……………/HĐHV
HỢP ĐỒNG HỌC VIỆC
BÊN A: Doanh nghiệp…
Địa chỉ: …………………
Người đại diện: …
Chức vụ: …
Mã số thuế: …
Số điện thoại: … Fax: …
Email: …
BÊN B: Ông/bà………
Ngày, tháng, năm sinh: …
sS Chứng minh nhân dân/ số Thẻ căn cước công dân/ số hộ chiếu : … ngày cấp : … nơi cấp: …
Nơi cư trú: …
Số điện thoại: …
Email: …
Hai bên đã thỏa thuận và thống nhất với nhau về các điều khoản của hợp đồng sau đây:
ĐIỀU 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Bên A tuyển dụng Bên B vào vị trí học việc với các nội dung học việc chi tiết quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 2. THỜI GIAN HỌC VIỆC
Bên B học việc cho bên A trong thời hạn …tháng, kể từ ngày…tháng… năm …đến ngày… tháng… năm…
ĐIỀU 3. CHẾ ĐỘ HỌC VIỆC
– Thời gian học việc: hàng ngày, từ thứ…đến thứ…
– Ca học:
+ Sáng: từ …giờ đến …giờ
+ Chiều: từ…giờ đến …giờ
+ Tối: từ…giờ đến …giờ
ĐIỀU 4. TIỀN LƯƠNG, TRỢ CẤP, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN, THỜI HẠN THANH TOÁN
4.1. Chi phí trợ cấp:
Tiền trợ cấp trong quá trình học việc là: … đồng/ca làm việc.
Nếu Bên B làm thêm giờ thì sẽ được trả thêm tiền trợ cấp làm thêm giờ, cụ thể như sau:
+ Vào ngày thường, mức tiền trợ cấp bằng …% mức tiền trợ cấp 01 giờ làm việc bình thường;
+ Vào ngày nghỉ hàng tuần, mức tiền trợ cấp bằng …% mức tiền trợ cấp 01 giờ làm việc bình thường;
+ Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng trợ cấp, mức tiền trợ cấp bằng …% mức tiền trợ cấp 01 giờ làm việc bình thường.
4.2. Phương thức thanh toán:
Bên A thanh toán trợ cấp cho bên B bằng hình thức trả tiền mặt hoặc chuyển khoản với thông tin người thụ hưởng trợ cấp như sau:
+ Tên chủ tài khoản: …
+ Số tài khoản: ……
+ Ngân hàng: …Chi nhánh: …
4.3. Thời hạn thanh toán:
Bên A thanh toán trợ cấp học việc cho Bên B vào ngày…hàng tháng.
ĐIỀU 5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
5.1 Quyền hạn:
– Yêu cầu Bên B thực hiện đúng và đầy đủ các công việc, nhiệm vụ mà Bên A giao cho Bên B thực hiện; các quy định, nội quy, quy chế nơi làm việc của công ty.
– Có quyền xem xét và tiến hành xử lý kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng học việc trong trường hợp Bên B vi phạm hợp đồng học việc hoặc vi phạm các nội quy, quy chế công ty và theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại khi Bên B gây ra thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín của bên A theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
5.2 Nghĩa vụ:
– Có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho Bên B được học tập và làm việc.
– Thanh toán khoản trợ cấp học việc cho Bên B đầy đủ và đúng thời hạn được quy định tại Điều 3 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 6. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
6.1 Quyền lợi:
– Được Bên A hướng dẫn và phân công công việc trong thời gian học việc.
– Bên B được quyền nghỉ vào những ngày lễ, tết theo các quy định của pháp luật và nghỉ phép có hưởng trợ cấp tối đa là ….ca/tháng.
– Có thể được Bên A xem xét, cân nhắc và ký hợp đồng lao động chính thức nếu sau khi kết thúc thời gian học việc, Bên B hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và có mong muốn làm việc lâu dài tại công ty.
6.2 Nghĩa vụ:
– Phải chấp hành đúng các nghĩa vụ của mình theo quy định tại hợp đồng này và nội quy, quy chế của Công ty, quy định của pháp luật.
– Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các công việc được phân công và tiến hành báo cáo về kết quả của công việc được giao cho người quản lý trực tiếp.
– Tham gia đầy đủ các khóa học, buổi học nhằm nâng cao kỹ năng, chuyên môn mà công ty tổ chức.
– Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra thiệt hại cho bên A theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
ĐIỀU 7. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
– Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm các bên trong Hợp đồng ký tên.
– Hợp đồng này được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một (01) bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau.
…………,ngày………..tháng………năm…….
BÊN A BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên)