Hiện nay, cụm từ hợp đồng hoán đổi không còn trở nên xa lạ với nhiều người đặc biệt phổ biến trong các giao dịch phái sinh. Vậy, hợp đồng hoán đổi là gì? Hợp đồng hoán đổi có đặc điểm nổi bật nào? Có bao nhiêu dạng hợp đồng phổ biến hiện nay?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385
Có thể hiểu hợp đồng là sự thể hiện ý chí của các bên bằng việc thỏa thuận với nhau về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng.
Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc các loại chủ thể khác. Khách thể của hợp đồng chính đối tượng như tài sản, hàng hóa, dịch vụ,… Hợp đồng được thành lập dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận, bình đẳng và thiện chí giữa các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng.
Hình thức hợp đồng rất đa dạng như qua lời nói, qua văn bản hoặc quan hành vi khi pháp luật quy định cụ thể trong một số lĩnh vực.
2. Hợp đồng hoán đổi là gì?
Swap Contract – Hợp đồng hoán đổi là một công cụ tài chính phái sinh, là dạng hợp đồng giữa hai bên đối tác, trong đó các bên đối tác đồng ý thực hiện các bên đối tác đồng ý thực hiện các khoản thanh toán định kỳ cho nhau.
Các bên sẽ thực hiện trao đổi dòng tiền này để lấy dòng tiền khác, các dòng tiền này được gọi là các nhánh của hoán đổi sẽ được tính bằng cách dựa trên sự thống nhất của các bên dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và ý chí của các bên.
Hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa rủi ro tài chính (như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá cổ phiếu) với mục đích tạo thuận lợi cho các công ty trong nước.
3. Đặc điểm hợp đồng hoán đổi:
Hợp đồng hoán đổi có đặc điểm nổi bật sau đây:
Thứ nhất, hợp đồng hoán đổi mang tính linh hoạt, bởi loại hợp đồng này không được giao dịch trên thị trường tập trung mà hầu hết sẽ được giao dịch trên thị trường OTC do vậy các điều khoản của hợp đồng có các điều khoản phù hợp với nhu cầu của các bên tham gia ký kết.
Thứ hai, Hợp đồng hoán đổi có sự khó khăn trong việc thu xếp hợp đồng hoán đổi trực tiếp hai bên là những người sử dụng sản phẩm cuối cùng.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ký kết hợp đồng hoán đổi, các tổ chức trung gian kinh doanh hợp đồng hoán đổi, nhà tạo lập thị trường hoặc ngân hàng giao dịch hợp đồng hoán đổi đứng giữa và đóng vai trò kết nối các bên sử dụng cuối cùng, nghĩa là các đối tác của hợp đồng giao dịch hợp đồng hoán đổi sẽ hưởng lợi từ chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán mà họ đưa ra các bên để có thể xác định các luồng tiền của hợp đồng. Lợi ích khi sử dụng các bên trung gian bởi:
(i) Các bên trung gian làm giảm thời gian tìm kiếm để đi đến ký kết hợp đồng hoán đổi giữa các bên. Các tổ chức trung gian có tính chuyên nghiệp, linh hoạt trong lĩnh vực này.
(ii) Giảm chi phí đánh giá chất lượng tín dụng. Hầu hết các hợp đồng hoán đổi đổi khi một bên đối tác thực hiện thanh toán các luồng tiền căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh đầu tư, còn bên còn lại sẽ chọn việc thực hiện thanh toán các luồng tiền sẽ thả nổi theo một tham số khác, lựa chọn các luồng tiền ổn định hơn.
Như vậy, trên thực tế trong hợp đồng hoán đổi sẽ thực hiện hoán đổi các giá trị vật chất với nhau chứ không có nghĩa vụ thanh toán thêm bất kỳ một khoản lợi ích vật chất, từ đó:
– Hạn chế rủi ro tín dụng bằng cách thực hiện thao tác nguyên tắc bù trừ, cảm giảm khối lượng đồng tiền thanh toán giữa hai bên tham gia hợp đồng;
– Các bên tham gia hợp đồng thường biết rõ về nhau trước khi tiến hành ký kết hợp đồng.
Thứ ba, hợp đồng hoán đổi chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung( OTC) bằng phương thức thỏa thuận giữa các bên. Vì vậy các bên tham gia hợp đồng hoán đổi thường biết rõ lẫn nhau và chủ yếu là doanh nghiệp, tập đoàn và tổ chức tài chính.
4. Các dạng hợp đồng hoán đổi phổ biến hiện nay?
Hiện nay, hợp đồng hoán đổi phổ biến bao gồm các dạng hợp đồng sau:
– Hợp đồng hoán đổi lãi suất là hợp đồng phái sinh mà theo đó một bên sẽ thực hiện việc trao đổi dòng lãi suất để lấy dòng tiền mặt của một bên khác.
– Hoán đổi tiền tệ là một hợp đồng về trao đổi ngoại tệ theo đó hai bên sẽ trao đổi khoản tiền gốc và lãi cố định của một khoản vay để lấy về khoản gốc và lãi cố định tương đương một khoản vay của một số đồng tiền cụ thể khác.
– Hoán đổi tín dụng là hợp đồng phái sinh tín dụng mà theo đó bên mua sẽ thanh toán một khoản tiền định kỳ cho bên bán, đổi lại họ nhận được khoản bồi thường nếu công cụ tài chính cơ sở bị mất khả năng thanh toán.
– Hoán đổi hàng hóa là một dạng thỏa thuận mà theo đó giá thả nổi của hàng hóa (giá giao ngay) được trao đổi lấy giá cố định trong một khoảng thời gian xác định.
– Hợp đồng hoán đổi chứng khoán vốn là một dạng hoán đổi mà tổ hợp các dòng tiền được các bên thỏa thuận và trao đổi giữa hai bên trong khoảng thời gian xác định.
5. Mục đích và cơ chế giao dịch của hợp đồng hoán đổi là gì?
Cũng giống như hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa rủi ro về tài chính cho chủ thể tham gia ký kết hợp đồng do có sự biến động của yếu tố thị trường về lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu,… nhằm hưởng ưu đãi dành cho các công ty trong nước,…Tuy nhiên điểm khác nhau giữa hợp đồng hoán đổi với hợp đồng kì hạn và tương lai đó là các hợp đồng kì hạn và tương lai được dùng để phòng ngừa rủi ro trong ngắn hạn thì hợp đồng hoán đổi lại chủ yếu để phòng ngừa rủi ro trong dài hạn, thường trên 2 năm.
Cơ chế giao dịch của hợp đồng hoán đổi thường được giao dịch bên ngoài về các thị trường tập trung và thường có sự tham gia của các bên trung gian. Các tổ chức này sẽ đóng vai trò đứng giữa và kết nối hai bên sử dụng cuối cùng và là các đối tác của hợp đồng giao dịch hoán đổi được hưởng lợi từ sự chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán mà họ đã đưa ra cho các bên nhằm xác định về luồng tiền của hợp đồng. Giải pháp cho chủ thể thực thi việc tham gia hợp đồng hoán đổi thoát khỏi hợp đồng này là sự thỏa thuận hợp tác song phương với bên còn lại để có thể đưa ra các quyết định hủy bỏ hợp đồng hoặc thực thi việc chuyển nhượng ủy quyền cho bên thứ ba với các điều kiện kèm theo được đồng ý chấp thuận từ phía đối tác chiến lược.
Các chủ thể thực hiện việc tham gia hợp đồng hoán đổi sẽ thoát ra khỏi hợp đồng này là sự thỏa thuận song phương với bên còn lại để cùng hủy hợp đồng hoặc bằng cách thực hiện việc chuyển nhượng cho bên thứ ba với điều kiện được đồng ý của phía đối tác.
6. Ưu và nhược điểm của hợp đồng hoán đổi:
Hợp đồng hoán đổi có sự tham gia bao gồm ngân hàng và khách hàng đều có lợi ích nhất định, khách hàng thỏa mãn được nhu cầu ngoại tệ và nội tệ của mình ở thời điểm hiện tại, nghĩa là ngay tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực, đồng thời cũng thỏa thuận nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ vào ngày đáo hạn.
Sự rủi ro về tỷ giá được loại bỏ hoàn toàn trong trường hợp có sự chắc chắn về dòng tiền trong tương lai. Tuy nhiên, rủi ro mới có thể nảy sinh trong trường hợp công ty không có dòng tiền như yêu cầu bằng dòng tiền đã tham gia hợp đồng hoán đổi tại ngày thanh toán tiền lãi,… cũng như ngày cuối cùng để thanh toán tiền gốc, công ty sẽ phải mua số lượng ngoại tệ cần thiết trên thị trường với tỷ giá hiện tại nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Trong trường hợp tỷ giá hiện tại có sự thay đổi thì công ty là chủ thể chịu thiệt hại. Để loại bỏ rủi ro này, Công ty có thể đưa ra giải pháp ngay tại thời điểm ban đầu, khi công ty thiết lập các hợp đồng tỷ giá kỳ hạn với kỳ hạn trùng với những ngày thanh toán tiền lãi và tiền gốc.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ Luật Dân sự năm 2015.