Hợp đồng gia công trong thương mại cũng như các hợp đồng thương mại khác, được thể hiện dưới dạng văn bản đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp các các bên Vậy hợp đồng gia công là gì? Đặc điểm của hợp đồng gia công?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng gia công là gì?
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Hợp đồng gia công trong dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
Hợp đồng gia công trong thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật kiệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt gia công với mục đích là hưởng thù lao, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền thù lao.
2. Đặc điểm hợp đồng gia công:
– Hợp đồng gia công trong thương mại cũng có những đặc điểm chung của hợp đồng gia công trong dân sự như sau :
+ Là hợp đồng song vụ: Cả bên đặt gia công và bên nhận gia công đều có những quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, trong đó quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
+ La hợp đồng ưng thuận: Hợp đồng gia công có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản của hợp đồng. Hợp đồng gia công không bao giờ có thể được thực hiện và chấm dứt ngay tại thời điểm giao kết, mà luôn đòi hỏi một khoảng thời gian đủ để bên nhận gia công có thể thực hiện được việc gia công của mình. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn thì thời hạn được tính là khoảng thời gian hợp lý để thực hiện việc gia công đó.
Là hợp đồng có đền bù: Bên đặt gia công có nghĩa vụ thanh toán tiền công cho bên nhận gia công theo thỏa thuận. Việc không có thỏa thuận không được hiểu là không có đền bù.
– Hợp đồng gia công có những đặc điểm riêng so với các hợp đồng gia công trong dân sự khác về đối tượng, hình thức của hợp đồng
+ Đối tượng: Đối tượng của hợp đồng gia công trong thương mại là việc thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm mới. Sản phẩm mới được sản xuất ra theo hợp đồng gia công trong thương mại được gọi là hàng hóa gia công. Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ những hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh. Hàng hóa có thể được gia công cho thương nhân nước ngoài, trường hợp hàng hóa được gia công cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Ở Việt Nam, gia công cho nước ngoài đóng một vài trò quan trọng ; theo số liệu thống kê, gia công xuất khẩu chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cả nước.
+ Hình thức : Hợp đồng gia công trong thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
+ Nội dung: Hợp đồng gia công có thể bao gồm những điều khoản quy định về : hàng hóa gia công, số lượng và giá nguyên vật liệu, giá gia công, phương thức thanh toán và các tài liệu kỹ thuật.
3. Quyền và nghĩa vụ các bên:
a) Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
– Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thỏa thuận.
– Nhận lại toàn bộ tài sản gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật, sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
– Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hang hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
b) Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
– Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thoả thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
– Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
– Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
– Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
– Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
4. Hình thức của hợp đồng gia công thương mại:
Điều 178
Điều 179
Như vậy, theo quy định này thì hợp đồng gia công chỉ được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc hình thức có giá trị pháp lý tương đương hình thức văn bản.
Pháp luật thương mại hiện hành không quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng gia công trong thương mại, nhưng theo quy định tai Điều 547 Bộ luật dân sự về Hợp đồng gia công và Điều 178 Luật thương mại về gia công trong thương mại có thể hiểu “hợp đồng gia công trong thương mại là sự thỏa thuận của các bên, theo đó theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao, còn bên đặt ra công nhận sản phẩm và trả tiền thù lao”.
Hợp đồng gia công trong thương mại được thể hiện dưới dạng văn bản là loại hợp đồng được các bên lập thành văn bản chứa đựng nội dung là những thỏa thuận của hai bên và có chữ kí của chủ thể giao kết hợp đồng. Hình thức hợp đồng có giá trị pháp lý tương đương hình thức văn bản đó là những loại như Telex, fax, thư điện tử…
Hợp đồng gia công trong thương mại cũng như các
5. Hợp đồng gia công bên nào phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có nhu cầu tư vấn vấn đề cụ thể như sau: Tôi là muốn thành lập một cơ sở kinh doanh (Bên A). Đơn vị tôi có thiết kế, có quy trình sản xuất, có nguồn nguyên liệu để sản xuất một loại sản phẩm và chịu trách nhiệm tiêu thụ và bảo hành sản phẩm. Tôi muốn đặt gia công sản xuất sản phẩm đó tại một cơ sở sản xuất (có mặt bằng nhà xưởng, trang thiết bị, nhân lực) (gọi là bên B). Sản phẩm này mang nhãn hiệu của Bên A và sản xuất theo thiết kế và quy trình bên A. Tuy nhiên sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ thì phải làm thủ tục chứng nhận chất lượng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền . Bên A có được coi là cơ sở sản xuất ra sản phẩm, bên B được coi là xưởng sản xuất của bên A không? Trường hợp Bên A không được coi là cơ sở sản xuất ra sản phẩm thì gọi là gì? Kính mong Luật sư Luật Dương Gia có thể tư vấn và trả lời giúp.Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
* Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
1. Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
2. Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
5. Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
*Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
1. Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
2. Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
3. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
4. Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Theo quy định này thì về bản chất, bên đặt gia công thuê trả thù lao cho bên nhận gia công nên bên đặt gia công nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công. Theo đó, việc gia công này theo đúng nghĩa là chỉ thuê gia công dựa trên dây chuyển, chất lượng và nguyên liệu của bên đặt. Như vậy, sản phẩm khi đưa ra sẽ mang tên gọi của bên đặt gia công( bên A) và bên đó sẽ chịu trách nhiệm trong toàn bộ chất lượng sản phẩm.
Việc tên gọi của bên nhận gia công Bên B thì không được coi là xưởng sản xuất của bên A, bởi lẽ nếu là xưởng sản xuất thì phải đứng tên dưới danh nghĩa Bên A phải phải bổ sung là địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh.
Như vậy, việc Bên A và Bên B trong nội dung bạn trình bày như trên là hai cơ sở có tư cách pháp lý độc lập, không bên nào phụ thuộc bên nào, việc ghi tên gọi vào sản phẩm sản xuất ra thì phụ thuộc sự thỏa thuận giữa các bên.