Khi xác lập một mối quan hệ dân sự, một dự án hoặc một giao dịch thương mại, các bên trong quan hệ hợp đồng thường nghĩ đến những bước triển khai thuận lợi, niềm tin vào sự hợp tác thiện chí hướng đến kết quả công việc. Dù vậy, rủi ro hợp đồng là điều có thể xảy ra. Cùng tìm hiểu rủi ro lớn của hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng có rủi ro lớn là gì?
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng có rủi ro lớn được hiểu là hợp đồng trong đó có những chi phí không thể tránh được buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó. Rủi ro theo một nghĩa chung nhất là các yếu tố liên quan đến khó khăn, nguy hại và có thể ảnh hưởng tới mục tiêu do con người vạch ra. Con người có thể nhận diện được rủi ro nhưng không lượng hóa được nó sẽ xảy ra chính xác vào thời điểm nào, ở đâu và mức độ thiệt hại thực sự của rủi ro đối với mục tiêu của mỗi người trong hoàn cảnh cụ thể.
Trên thực tế cho thấy rằng, khách hàng ngày nay không đợi đến khi bị đối tác ” lừa”, bị ” bội ước” hay khi có tranh chấp họ mới tìm đến luật sư, thay vào đó, họ đã tìm đến sử dụng những dịch vụ pháp lý cho việc tư vấn, đàm phán và soạn thảo hợp đồng như một lá chắn kiếm soát rủi ro. Khách hàng đã nhận biết được sự cần thiết của văn bản hợp đồng, nhận biết được vai trò của luật sư. Rủi ro lớn trong hợp đồng là và những yếu tố không chắc chắn là một trong những yếu tố khó có thể tránh khỏi trong hợp đồng, hoặc bất cứ những giao dịch nào trên thực tế. Bởi lẽ, rủi ro và các yếu tố không chắc chắn tồn tại xung quanh các sự kiện và các trường hợp phải được xem xét khi xác định giá trị ước tính hợp lý nhất cho một khoản dự phòng.
– Theo đó, tại Khoản 38 Quyết định 100/2005/QĐ-BTC ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5) của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã nêu rõ về những rủi ro trong hợp đồng, việc rủi ro thể hiện về sự giảm sút trong kết quả khi các bên tiến hành ký kết hợp đồng, không đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Theo đó, việc điều chỉnh rủi ro là một trong những điều tất yếu trong quá trình giao kết hợp đồng hoặc các giao dịch khác. Không chỉ có doanh nghiệp mà những chủ thể tham gia vào hợp đồng, các giao dịch dân sự cần phải cẩn trọng cũng khi đưa ra những đánh giá trong các điều kiện không chắc chắn để không làm sai lệch tăng thu nhập hay tài sản và cũng không làm sai lệch giảm chi phí và các khoản nợ. Bên cạnh đó, tình trạng không chắc chắn không có nghĩa là tạo ra các khoản dự phòng quá mức hoặc khai khống các khoản nợ một cách cố ý.
– Các hợp đồng có rủi ro lớn: các doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiên tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng nếu doanh nghiệp đó có hợp đồng có rủi ro lớn. Đối với những hợp đồng có rủi ro lớn được quy định về chuẩn mực, theo đó, những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó. Theo các điều khoản của hợp đồng phản án chi phí thấp nhất thì các chi phí bắt buộc phải trả theo những điều khoản này của hợp đồng nếu trong trường hợp các bên từ bỏ hợp đồng. Về mức chi phí đó sẽ thấp hơn mức chi phí để thực hiện hợp đồng, kể cả các khoản bồi thường hoặc đền bù phát sinh do việc không thực hiện được hợp đồng.
2. Đặc điểm và hình thức nhận biết hợp đồng có rủi ro lớn là gì?
+ Rủi ro liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng: theo đó, những chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải là những chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và ngược lại nếu những chủ thể tham gia vào ký kết hợp đồng mà không đáp ứng đầy đủ những điều kiện thì điều này sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là hợp đồng bị vô hiệu.
+ Rủi ro liên quan đến hình thức của hợp đồng: theo đó, những rủi ro về hình thức mà dẫn đến hệ quả hợp đồng vô hiệu đó là những trường hợp như: hai bên không xác lập hợp đồng theo các hình thức được pháp luật quy định, đối với những hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản mà các bên trong quá trình giao kết lại không tiến hành xác lập hợp đồng thành văn bản thì điều này cũng dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu. Trong một số trường hợp, hợp đồng khi ký kết phải được công chứng/ chứng thực theo quy định của pháp luật ( hợp đồng tặng, cho quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất….) mà trong quá trình giao kết, các bên lại không tiến hành làm thủ tục công chứng/ chứng thực thì hợp đồng cũng sẽ bị vô hiệu.
+ Rủi ro liên quan đến đối tượng của hợp đồng, rủi ro liên quan đến nội dung, điều khoản của hợp đồng, rủi ro về điều khoản vi phạm hợp đồng…..
3. Những lưu ý khi ký kết hợp đồng:
+ Thứ nhất, trong giai đoạn tư vấn hợp đồng. Luật sư cần nắm rõ được mục tiêu của khách hàng trong giao dịch đó là gì, bao gồm mục tiêu trọng yếu và mục tiêu có liên quan. Vi dụ, một người có khoản tài chính nhàn rỗi, mong muốn đầu tư vào một dự án kinh doanh cụ thể của đối tác, mục tiêu là hưởng lợi nhuận theo kết quả kinh doanh của dự án. Mục tiêu này khác hoàn toàn với việc, cùng với nguồn vốn là tiền mặt đó, người đó mong muốn cho đối tác vay, khi hết một thời hạn nhất định, đối tác sẽ hoàn lại khoản tiền đã vay không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Với mục tiêu thứ nhất, loại hợp đồng cần thiết phải xác lập là
Trong giai đoạn tư vấn, Luật sư cũng cần nhận diện các rủi ro hợp đồng, nêu tên các rùi ra có thể có để dự liệu các phương thức hạn chế rủi ro. Cụ thể hơn, luật sư cần “điểm mặt đặt tên” những rủi ro liên quan đến hợp đồng như rủi ro chia theo từng giai đoạn: Giai đoạn đàm phán; giai đoạn soạn thảo; giai đoạn thực hiện hợp đồng; rủi ro liên quan đến đặc thủ của từng loại hợp đồng. Trong trường hợp việc đàm phán hợp đồng giữa khách hàng và đối tác không thể thực hiện một cách trực tiếp mà gián tiếp thông qua các phương tiện trao đổi thông tin như điện thoại, email,… Luật sư cần hỗ trợ, tư vẫn cho khách hàng cách ghi chép, tổng kết lại các trao đổi đó. Đối với các công việc, giao dịch có khoảng thời gian thực hiện dài, trước khi xác lập hợp đồng chính thức, các trao đổi/ thỏa thuận giữa các bên có thể được ghi nhận trong một Biên bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding) hoặc một Thỏa thuận khung (Memorandum of Agreement)… Từ việc xác định các nguyên tắc chung của sự hợp tác, tiến độ hợp tác khung cho tiến độ hợp tác (outline), phạm vi hợp tác trong từng giai đoạn thực hiện hợp đồng, các bên sẽ chi tiết thành quyền và nghĩa vụ trong văn bản hợp đồng, khi đó, các bên trong hợp đồng cũng sẽ hiểu được quyển và nghĩa vụ của mình một cách dễ dàng hơn.
Cũng trong giai đoạn tư vẫn hợp đồng, Luật sư cần xác định rủi ro thường gặp đối với từng loại hợp đồng cụ thể. Đối với hợp đồng mua bản hàng hoá, rủi ro thường liên quan đến số lượng, chất lượng hàng hoá, sự dịch chuyển hàng hoá qua các vùng lãnh thổ, sự thay đổi về giả, bảo quản hàng hoả, báo dưỡng, bảo hành…
+ Thứ hai, trong giai đoạn soạn thảo hợp đồng. Tìm hiểu kỹ văn bản quy phạm pháp luật và (các) án lệ:
Việc tìm hiểu kỹ luật thực định luôn là yếu cầu bắt buộc đối với Luật sư soạn thảo hợp đồng. Công việc này là có chủ đích để luật sư xây dựng lên một hợp đồng có hiệu lực pháp lý, nghĩa là, hợp đồng đó không thể rơi vào các trường hợp có thể vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu toàn phần. Muốn vậy, văn bản hợp đồng cần đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về chủ thể xác lập hợp đồng, hình thức của hợp đồng, điều khoản cơ bản, không thuộc các trường hợp pháp luật có quy định cảm. Cụ thể, về chủ thể, một hợp đồng được ký kết giữa các pháp nhân hoặc giữa cá nhân với pháp nhân thì pháp nhân đó sẽ do ai là người đại diện ký kết hợp đồng, có hay không có việc uỷ quyền, người được ủy quyền và người nhận ủy quyền có thẩm quyền cho việc ủy quyền và nhận ủy quyền hay không.
+ Một số lưu ý trong tư vấn: Khách hàng có quyền kỳ vọng vào một hợp đồng do Luật sư soạn thảo sẽ được coi là “luật” áp dụng cho các bên trong toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng, là căn cứ pháp lý để khách hàng và đối tác dựa vào chính văn bản hợp đồng đó để xác định được quyền, nghĩa vụ. Một hợp đồng cần thiết phải là căn cứ áp dụng cho các bên từ giai đoạn bắt đầu của một giao dịch, giai đoạn 1, giai đoạn 2 và các giai đoạn kế tiếp để hoàn thành giao dịch, các trường hợp chấm dứt đương nhiên, chấm dứt sớm, các quyển và nghĩa vụ còn lại, sự hợp tác trong tương lai… .Để có thể soạn thảo được một hợp đồng điều chỉnh được toàn bộ các giai đoạn thực hiện, Luật sư phải đặt hợp đồng đó trong sự thực tế sinh động.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
+ Thông tư