Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi nào? Hậu quả pháp lý của hợp đồng bảo hiểm vô hiệu?
Cũng giống như các hợp đồng dân sự được diễn ra hàng ngày thì đối với hợp đồng bảo hiểm cũng ngày một được nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm tới. Bởi vì có sự quan tâm rất lớn của các cá nhân tổ chức hướng tới bảo hiểm là do việc bảo hiểm đem lại lợn nhuận rất lớn đến có người tham gia vào mua bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm được luật định. Tuy nhiên không phải hợp đồng bảo hiểm nào được giao kết thì cũng được xem là hợp đồng có hiệu lực. Cũng có một số những hợp đồng bảo hiểm được khẳng định là vô hiệu nếu như không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện của hợp đồng. Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về việc hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi nào? Hậu quả pháp lý của hợp đồng bảo hiểu ra sao? Trong nội dung bải viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung này như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi nào?
Trước khi đi vào tìm hiểu về nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì tác giả sẽ giải thích cho bạn đọc nội dung liên quan đến định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm, đó là, hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Đồng thời thì, hợp đồng bảo hiểm cũng là một hợp đồng dân sự, vì thế hợp đồng bảo hiểm được coi là có hiệu lực cũng phải thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Dựa trên
– Bên mua bảo hiểm phải có năng lực hành vi dân sự (nếu là cả nhân) hoặc năng lực pháp luật dân sự (nếu là tổ chức), bên bảo hiểm phải có năng lực pháp luật dân sự;
– Mục đích và nội dung của hợp đồng bảo hiểm không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
– Các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm hoàn toàn tự nguyện;
– Hợp đồng bảo hiểm phải được giao kết bằng văn bản.
Đồng thời thì, theo như quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng dân sự vô hiệu cũng giống như hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được chia thành 2 loại, đó là hợp đồng vô hiệu toàn phần và hợp đồng vô hiệu một phần. Bởi lẽ có sự quy định giống nhau nỳ là vì, trong quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc một phần của hợp đồng dân sự và cũng được quy định, chịu sự quản lý của luật dân sự hiện hành. Trong đó thì hai loại hợp động này được hiểu, đó là:
Một là, Hợp đồng vô hiệu toàn phần xảy ra khi tất cả điều khoản và chính sách đã thỏa thuận trước đó, vi phạm quy định của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Điều này dẫn tới không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia ký kết.
Hai là, Hợp đồng vô hiệu từng phần xảy ra khi một phần nội dung trong hợp đồng bị mất hiệu lực, nhưng không ảnh hưởng tới tính hiệu lực của phần còn lại trong giao dịch.
Bên cạnh quy định về hợp đồng bảo hiểm không đáp ứng một trong các điều kiện có hiệu lực nêu trên được xem là hợp đồng bảo hiểm vô hiệu như quy định tại Bộ Luật Dân sự vừa nêu, thì đối với hợp đồng bảo hiểm cũng được quy định được người ta xem nó như chưa bao giờ tồn tại và chưa bao giờ phát sinh hiệu lực khi nó là hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Và cụ thể, việc này được quy định theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Đồng thời, sau khi tiến hành sửa đổi và hợp nhất một số nội dung và quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm và cũng được quy định trong văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành cũng kế thừa những quy định về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, đó là:
“1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;
c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.
Từ quy định vừa được nêu ra thì có thể thấy rằng, ngoài những điều kiện để hợp đồng bảo hiểm không bị vô hiệu được quy định chung trong Bộ luật Dân sự thì theo như quy định này thì các bên khi tham gia hợp đồng bảo hiểm cũng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành và cụ thể:
Thứ nhất, bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. Những quyền lợi chưa phát sinh hoặc đã chấm dứt thì không phải là quyền lợi có thể được bảo hiểm. Kể cả khi thời hạn có hiệu lực của hợp đồng vẫn còn nhưng bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm thì hợp đồng cũng sẽ vô hiệu.
Thứ hai, tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại. Đối tượng bảo hiểm là một trong những yếu tố không thể thiếu trong nội dung hợp đồng bảo hiểm. Nếu không xác định được đối tượng bảo hiểm, bên bảo hiểm không thể thực hiện nghĩa vụ gánh chịu rủi ro cho bên được bảo hiểm được. Đối tượng bảo hiểm không tồn tại cũng tể hiện việc bên bảo hiểm có sự lừa dối hoặc khiến cho bên bảo hiểm nhầm lẫn, và dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng.
Thứ ba, tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra. Như trên đã phân tích, sự kiện bảo hiểm phải là sự kiện khách quan, các bên không mong muốn xảy ra và không thể biết được tại thời điểm giao kết hợp đồng. Trường hợp bên mua bảo hiểm đã biết sự kiện bảo hiểm chắc chắn sẽ xảy ra hoặc đang xảy ra mà vẫn cố tình giao kết hợp đồng thì điều đó là sự lừa dối đối với bên bảo hiểm.
Thứ tư, bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Lừa dối được hiểu là hành vi trái pháp luật mang tính chất cố ý của một người nhằm làm cho người khác nhầm lẫn về chủ thể, về tính chất của đối tượng hay nội dung của hợp đồng nên đã thể hiện ý chí mong muốn giao kết hợp đồng và đã xác lập hợp đồng có lợi cho người có hành vi trái pháp luật trên hoặc cho người thứ ba. Trong hợp đồng bảo hiểm, hành vi lừa dối có thể là hành vi có chủ ý của bên mua bảo hiểm trong việc cung cấp cho bên bảo hiểm những thông tin sai lệch về đối tượng được bảo hiểm hoặc cố ý không cung cấp cho bên bảo hiểm những thông tin cần thiết về đối tượng bảo hiểm. Hoặc bên bảo hiểm đưa ra những thông tin không chính xác về khả năng cung cấp, thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm, để bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng.
2. Hậu quả pháp lý của hợp đồng bảo hiểm vô hiệu?
Bởi lẽ, hợp đồng bảo hiểm được quy định trong quy định của pháp luật dân sự vì là loại hợp đồng này có đầy đủ các yếu tố là một hợp đồng mang tính dân sự và được quy định cụ thể dưới Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy rằng khẳng định là thế những trong Khoản 2 Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành cũng đưa ra quy định đó là: “Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Do đó, việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015:
– Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
– Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi trong việc gây thiệt hại phải bồi thường.
Như vậy, thì có thể hiểu một cách đơn giản về nội dung này đó là việc mà khi hợp đồng bảo hiểm được coi là vô hiệu thì:
– Các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và bên bảo hiểm được coi là không được phát sinh ngay từ thời điểm xác lập.
– Các bên phải khôi phục tính trang ban đầu như trước khi thực hiện việc giao kết hợp đồng bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc khôi phục tính trang ban đầu đucợ quy định ở đây đổi với hợp đồng bỏ hiểm được biết đến cụ thể:
+ Đối với doanh nghiệp bán bảo hiểm thì cần phải thực hiện hoạt động trả lại tòn bộ chi phí đóng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã thực hiên đóng phí bảo hiểm trước đó cho doanh nghiệp.
+ Đối với bên mua bảo hiểm thì cần phỉ thực hiện việc hoàn tra lại số bồi thường, tiền trả bảo hiểm, toàn bộ hoặc tương ứng với phần bị vô hiệu theo như quy định của pháp luật hiện hành.
+ Đối với bên có lỗi trong hợp đồng bảo hiểm này thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì phải bồi thường thiệt hại cho bên liên quan theo như quy định.
Như vậy có thể thấy răng, Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì cũng được giải quyết hậu quả giống như việc Bộ luật Dân sự quy định trong các loại hợp đồng dân sự khác. Việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu cũng chỉ nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo như quy định của pháp luật hiện hành.