Hiện nay trên thị trường bảo hiểm có rất nhiều hình thức bảo hiểm khác nhau, những được chia ra làm hai nhóm cụ thể đó là một nhóm là về bảo hiểm tài sản, một nhóm là về bảo hiểm con người. Trong bảo hiểm tài sản hiện nay cũng rất phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia và cả doanh nghiệp bảo hiểm.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì?
Hợp đồng bảo hiểm tài sản là
Hay có thể hiểu theo cách đó là sự bồi thường tổn thất về mặt tài chính cho chủ nhân ngôi nhà hay người thuê công trình, nội thất bên trong nó khi gặp vấn đề hư hỏng hoặc trộm cắp nhằm khắc phục thiệt hại. Những nguy cơ mà bảo hiểm chi trả bao gồm cháy nổ, khói, do thiên tai, trộm cắp và một số lý do khác. Bên canh đó loại dịch vụ này còn chịu trách nhiệm kiện tụng khi một người nào đó ngoài chủ sở hữu, người thuê tài sản bị thương khi đang dùng tài sản.
2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản:
Hợp đồng bảo hiểm tài sản có đặc điểm cụ thể như sau:
– Thời hạn hợp đồng khoảng một năm trở xuống. Ngay sau khi hết hạn hợp đồng, bên tham gia bảo hiểm có thể tái tục bảo hiểm, có nghĩa là kí tiếp một thời hạn tiếp theo. Khi đó, thủ tục kí kết đơn giản vì có thể giảm bớt được một số khâu trong đánh giá rủi ro, trong việc thoả thuận phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm…
– Hợp đồng bảo hiểm tài sản là loại hợp đồng bồi thường và mức giới hạn bồi thường cao nhất là số tiền bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm. Trường hợp tài sản được bảo hiểm bị rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm thực tế tổn thất bao nhiêu, bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, khi xem xét bồi thường còn phải tính đến mức phí bảo hiểm đã nộp, thời hạn nộp phí, bảo hiểm trùng và mức miễn thường nếu có…
– Trong quá trình thực hợp đồng, nếu người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn bồi thường cho bên tham gia bảo hiểm, nhưng bên tham gia phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận cho doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu bên tham gia bảo hiểm từ chối yêu cầu trên thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền khấu trừ số tiền bảo hiểm tuỳ theo mức độ lỗi của bên tham gia bảo hiểm.
– Trong thời hạn hợp đồng hai bên phối hợp thực hiện các qui định về an toàn cho tài sản được bảo hiểm như: phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động và những qui định khác của pháp luật. Nếu tổn thất xảy ra, bên tham gia bảo hiểm không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có qui định hoặc các bên có những thoả thuận riêng.
3. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản:
3.1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị:
căn cứ theo quy định tại điều 42. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể như sau:
1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.
Căn cứ theo quy định này thì ta thấy, Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được hiểu về quyền và nghĩa vụ của hơp dồng bảo hiểm trên giá trị cụ thể như sau:
Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.
Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan.
Ví dụ: Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm nhưng người mua bảo hiểm không biết hay không hiểu rõ về nội dung của hợp đồng hoặc vì một lý do nào đó mà giao kết hợp đồng với bên mua nhưng lỗi xuất phát từ phía người mua bảo hiểm thì trong trường hợp này công ty bảo hiểm phải thanh toán lại cho người bảo hiểm số tiền chênh lệch mà người mua bảo hiểm đã đóng cho công ty bảo hiểm.
Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ dựa trên giá trị tài sản của người mua bảo hiểm mà chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người mua bảo hiểm.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị:
Căn cứ theo quy định tại điều 43. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể như sau:
1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng
Như chúng ta đã biết thì loại hợp đồng này được hiểu là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. … Thực tế, nhiều doanh nghiệp, khách hàng cố tình mua thấp hợp giá trị thực của tài sản nhằm: Giảm chi phí mua bảo hiểm xuống. Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ theo hợp đồng giao kết theo quy định và bên mua bảo hiểm có quyền hưởng các giá trị khi có sự kiện bảo hiểm đã ghi trong hợp đồng
3.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng bảo hiểm trùng:
Căn cứ theo quy định tại điều 44. Hợp đồng bảo hiểm trùng Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể như sau:
1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.
2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
Như chúng ta thấy, dựa trên quy định này chúng ta thấy trong hợp đồng bảo hiểm tài sản có loại hợp đồng bảo hiểm đó là hợp đồng bảo hiểm trùng, lợi hợp đồng bảo hiểm này bên bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ phải doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ và bên mua bảo hiểm có quyền đối với sự kiện bảo hiểm đã kí kết trong hợp đồng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung 2019.