Hiện nay các vấn đề về hàng hải và khi tham gia các công việc liên quan tới lĩnh vực hàng hải thì hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế đang rất được quan tâm. Vậy để hiểu thêm về Bảo hiểm hàng hải là gì? Hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế? được quy định như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm hàng hải là gì?
Khái niệm về bảo hiểm hàng hải được hiểu là công cụ phòng ngừa rủi ro để giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển trên biển. Hiện nay, bảo hiểm hàng hải càng phát huy tác dụng khi mà phần lớn hàng hóa trên thế giới đều vận chuyển thông qua con đường biển do sự mở cửa thông thương hàng hóa giữa các nước vơi nhau và Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, người mua bảo hiểm nên sử dụng dịch vụ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hải dựa trên hợp đồng bảo hiểm hàng hải để có thể bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải:
Trên thực tế chúng ta đã biết thì khi hoạt động trong lĩnh vực hàng hải tiềm ẩn rất nhiều các rủi ro khác nhau về cả người và tài sản với các lí do đó mà người muốn được hưởng các chế độ bảo hiểm hàng hải cần làm hợp đồng bảo hiểm hàng hải để được bảo hiểm tránh gặp các tổn thất không đáng có trong lĩnh vực này. Theo đó thì tại Bộ Luật hàng hải 2018 quy định Tại Điều 303. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải Bộ Luật Hàng hải 2018 quy định như sau
1. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ thể hoặc theo tập quán thương mại để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với những tổn thất xảy ra trên đường thủy nội địa, đường bộ, đường sắt hoặc đường hàng không thuộc cùng một hành trình đường biển.
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải được giao kết bằng văn bản.
Theo quy định như trên có thể thấy được bảo hiểm hàng hải với các mục đích đê bảo vệ các quyền lọi nhất định cho người tham gia bảo hiểm trong các trường hợp xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, theo đó mà bảo hiểm hàng hải quy định rõ các điều kiện trong hợp đồng bảo hiểm theo quy định với các trường hợp cụ thể
Ngoài ra bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai bên và cùng nhau kí kết xác lập quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ khi các bên tham gia hợp đồng. Cũng theo đó mà Hợp đồng bảo hiểm hàng hải người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng theo định của pháp luật.và được lập thành văn bản dưới sự xác nhận của các bên tham gia quan hệ pháp luật này.
3. Những loại rủi ro chính trong bảo hiểm hàng hải:
Về cơ bản thì mọi rủi ro có thể xảy ra khi vận chuyển người và các loại hàng hóa trên biển nên đều được bảo hiểm. Theo đó, không phải vì thế mà mọi rủi ro hay các tai nạn xảy ra trên biển đều có thể giúp người mua bảo hiểm nhận được tiền bồi thường theo quy định.. Có nhiều trường hợp mà người mua bảo hiểm sẽ bị từ chối bồi thường nếu rủi ro xảy ra không nằm trong phạm vi bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Thông thường, các rủi ro xảy ra trong bảo hiểm hàng hải như sau:
3.1. Đối với bảo hiểm hàng hải:
– Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Hầu hết các rủi ro này khi xảy ra thì người mua bảo hiểm hiển nhiên sẽ nhận được tiền bồi thường. Chúng là các rủi ro xảy ra do điều kiện bảo hiểm gốc là điều kiện bảo hiểm A, B, hoặc C. Những loại rủi ro này có tình bất ngờ, không thể lường trước được như thiên tai được quy định cụ thể trong Bộ Luật Hàng hải 2018
– Đối với các Rủi ro bảo hiểm riêng thì Đó là những rủi ro mà nếu muốn được bảo hiểm, người mua bảo hiểm phải thỏa thuận riêng với Công ty Bảo hiểm hàng hải theo quy định
– Đối vơi các Rủi ro không được bảo hiểm nhu Một số rủi ro chắc chắn xảy ra và rủi ro đương nhiên xảy ra hay những rủi ro do lỗi cố ý của người mua bảo hiểm và các rủi ro mang tính thảm họa không thể lường trước được, sẽ không nằm trong phạm vi được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
3.2. Đối với nguồn gốc sinh ra thì các loại rủi ro chính:
Các rủi do như Tai họa từ biển và Loại trừ các rủi ro về tai nạn xảy ra đối với con tàu khi ở ngoài biển như mắc cạn, các tàu bị lật úp, mất tích, và cháy nổ, đâm va nhau, va phải đá ngầm, đâm phải những vật thể khác, thiên tai,… được xem là tai họa của biển theo quy định
Đối với các dạng Thiên tai đó là Các hiện tượng từ tự nhiên mà con người không thể chi phối như bão và núi lửa, sét hay gió lốc,…
Rủi ro vì các hiện tượng xã hội, chính trị gây ra: Gồm rủi ro do chiến tranh, bạo động, nội chiến, các hành động thù địch, khủng bố, đình công,… là những rủi ro trong bảo hiểm hàng hải.
Tai nạn bất ngờ như Các tai họa ngẫu nhiên, mang tính bất ngờ và không nằm trong những trường hợp rủi ro vì tại họa của biển. Chúng có thể bao gồm: rủi ro trong quá trình xếp dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi,…
Các thiệt hại do lỗi trực tiếp hoặc gián tiếp vì chậm trễ hay những rủi ro vì bản chất hay tính chất đặc biệt mà đối tượng bảo hiểm có được quy định
4. Thủ tục bảo hiểm hàng hải:
Đối với việc muốn làm các thủ tục để xin được bảo hiểm hàng hải thì cần có Đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
– Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật và Đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng về việc giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải và xác định các quyền và nghĩa vụ đối với bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
– Đơn bảo hiểm có thể cấp theo các hình thức như sau:
+ Đơn bảo hiểm chuyến là đơn bảo hiểm cấp cho đối tượng bảo hiểm từ một địa điểm này đến một hoặc nhiều địa điểm khác;
+Đơn bảo hiểm thời hạn là đơn bảo hiểm cấp cho đối tượng bảo hiểm trong một thời gian nhất định;
+ Đơn bảo hiểm định giá là đơn bảo hiểm trong đó người bảo hiểm đồng ý trước giá trị của đối tượng bảo hiểm ghi trong đơn bảo hiểm, phù hợp với giá trị được bảo hiểm và được sử dụng khi giải quyết bồi thường tổn thất toàn bộ hoặc bồi thường tổn thất bộ phận.
+ Đối với Việc xác định tổn thất toàn bộ ước tính phải căn cứ vào giá trị ghi trong hợp đồng và quy định tại khoản 1 Điều 333 của Bộ luật này, trừ trường hợp đơn bảo hiểm có thỏa thuận khác;
+ Đơn bảo hiểm không định giá là đơn bảo hiểm không ghi giá trị của đối tượng bảo hiểm, nhưng số tiền bảo hiểm phải ghi rõ trong đơn bảo hiểm.
– Đơn bảo hiểm phải có những nội dung cơ bản như sau:
+ Tên người được bảo hiểm hoặc tên người đại diện của người được bảo hiểm, các Đối tượng bảo hiểm, Điều kiện bảo hiểm, Thời hạn bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm, Nơi, ngày, tháng và giờ cấp đơn, Chữ ký xác nhận của người bảo hiểm.
– Các Hình thức và nội dung cơ bản của đơn bảo hiểm được áp dụng đối với giấy chứng nhận bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành, Người tham gia bảo hiểm cần thực hiện theo các trình tự và thủ tục do pháp luật quy định về hợp đồng bảo hiểm.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam 2015, sửa đổi năm 2018