Khái niệm hợp đồng bảo hiểm con người? Quy định về hợp đồng bảo hiểm con người? Những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm con người?
Hợp đồng bảo hiểm con người là biện pháp để chi trả những khoản tiền đã thỏa thuận trước cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật, khi tham gia bảo hiểm con người theo Luật kinh doanh bảo hiểm thì người tham gia phải thực hiện theo quy định về Hợp đồng bảo hiểm con người theo Luật kinh doanh bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi cho các bên. Vậy cụ thể về hợp đồng bảo hiểm con người được quy định thế nào? dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019
1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm con người
Như chúng ta có thể thấy với cuộc sống còn nhiều khó khăn và khi tương lai sẽ có thể mang đến cả những điều tốt và những rủi ro mà không tránh được như ốm đau bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp….thì điều bạn cần nhất là vẫn còn trụ cột tài chính để giúp bạn chủ động vượt qua một trong số giải pháp đó là lựa chọn những loại bảo hiểm như bảo hiểm con người và thực hiện kí hợp đồng bảo hiểm con người theo quy định để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Trước tiên muốn hiểu được thế nào là hợp đồng bảo hiểm con người ta phải biết được thế nào là hợp đồng bảo hiểm. Theo điều 567 Bộ luật dân sự và điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019 thì hợp đồng bảo hiểm được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, nhằm thiết lập một quan hệ bảo hiểm mà ở đó người mua bảo hiểm phải đóng phí cho doanh nghiệp bảo hiểm, còn doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm con người cũng là hợp đồng bảo hiểm nhưng đối tượng của nó chỉ liên quan đến tuổi thọ, tính mạng, hưu trí, tai nạn, sức khỏe của con người. Do đó có thể hiểu hợp đồng bảo hiểm con người là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm để bảo hiểm cho tuổi thọ, tính mạng, hưu trí, sức khỏe, tai nạn của người tham gia bảo hiểm hoặc người được chỉ định trong hợp đồng, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người
Hợp đồng bảo hiểm con người được quy định từ điều 31 đến điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019 quy định:
– Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người
Căn cứ theo quy định tại điều 31, Luật kinh doanh bảo hiểm quy định đối tượng của loại hợp đồng này là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người. Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho bản thân, vợ, chồng, bố, mẹ, con cái, anh chị em ruột và những người khác nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Không được giao kết hợp đồng đối với người đang mắc bệnh tâm thần, việc giao kết hợp đồng với người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ, người giám hộ.
Như vậy nếu căn cứ trên thực tế có thể thấy nhu cầu về bảo hiểm của con người là rất lớn, thể hiện thông qua việc những cơ quan kinh doanh bảo hiểm thành lập ngày một nhiều để đáp ứng nhu cầu của mọi người. Tai nạn, bệnh tật ngày càng đe dọa cuộc sống nên mua bảo hiểm về con người có ý nghĩa lớn đối với xã hội và với bản thân của người mua bảo hiểm nên pháp luật quy định đối tượng bảo hiểm ở đây là để người tham gia bảo hiểm có thể nắm rõ được đối tượng mình cần baoor hiểm là gì.
– Căn cứ trả tiền bảo hiểm con người theo quy định tại điều 33. Căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn, sức khỏe con người
1. Trong bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong bảo hiểm sức khỏe con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy chúng ta thấy rằng nếu bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, và trong văn bản đó phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng. Trong tường hợp mà có sự thay đổi người thụ hưởng thì cần có sự đồng ý bằng văn bản của bên mua bảo hiểm. Những trường hợp chết sau đây không được tiến hành giao kết hợp đồng bảo hiểm:
+ Người dưới 18 tuổi, trừ khi cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản.
+ Người đang mắc bệnh tâm thần.
– Bảo hiểm nhân thọ
Căn cứ theo quy định tại điều 34, Luật kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019 quy định:
“Bên mua có nghĩa vụ
Bên mua thì có thể đóng một hoặc nhiều lần theo thời hạn thỏa thuận (Điều 35).
Ngoài ra, luật còn quy định doanh nghiệp bảo hiểm không được kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ phí bảo hiểm (Điều 36) và không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn trong trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba (Điều 37). Luật còn quy định trường hợp giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết và quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm.
Nếu xét theo nhiều khía cạnh khác nhau thì bảo hiểm nhân thọ đang đóng góp một phần vào sự phát triển nền kinh tế. Chúng ta vẫn thường hay thắc mắc số tiền mà những công ty bảo hiểm chi trả trong trường hợp khi chúng ta gặp rủi ro được lấy từ đâu khi số tiền bồi thường đôi khi cao gấp nhiều lần số tiền phí bạn nộp vào đó là câu hỏi thắc mắc mà chưa được giải đáp. Thông thường thì để duy trì hoạt động cũng như có một số tiền lớn để chi trả bồi thường cho khách hàng, các công ty bảo hiểm đã sử dụng một phần số phí bạn nộp vào để đầu tư vào ngân hàng, cổ phiếu… tạo ra lợi nhuận trả ngược lại cho chính khách hàng của mình. Theo đó có thể hiểu, số tiền chúng ta dành ra để tham gia bảo hiểm nhân thọ vừa để bảo vệ chính bản thân chúng ta cũng là một phương thức đóng góp vào sự phát triển của kinh tế – xã hội.
3. Những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm con người
2.1 Cách xác định số tiền bảo hiểm
Khi thỏa thuận về hợp đồng bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ dựa theo đó mà xác định số tiền bảo hiểm.
Căn cứ vào thu nhập bình quân, mức chi phí y tế bình quân mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đưa ra các mức số tiền bảo hiểm khác nhau. Bên mua bảo hiểm sẽ tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình để lựa chọn số tiền bảo hiểm phù hợp.
2.2 Áp dụng nguyên tắc khoán trong các nghiệp vụ
Khi chẳng may xảy ra sự kiện bảo hiểm và có thông báo từ bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tính toán số tiền cần phải chi trả dựa trên hai yếu tố: số tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng và các quy định đi kèm.
Để xác định số tiền trả bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ lấy số tiền bảo hiểm nhân với tỷ lệ trả tiền tương ứng với thương tích của người được bảo hiểm.
Việc áp dụng nguyên tắc khoán trong bảo hiểm con người dựa theo triết lý tính mạng, sức khỏe của con người là vô giá. Vì thế nếu gặp phải tai nạn, rủi ro thì người được bảo hiểm sẽ được nhận các quyền lợi từ tất cả những hợp đồng bảo hiểm có liên quan.
2.3 Không áp dụng bảo hiểm trùng trong bảo hiểm con người
Một người có thể tham gia hoặc được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm con người. Tuy nhiên các hợp đồng đó sẽ chi trả độc lập trong trường hợp người được bảo hiểm gặp biến cố, tai nạn có phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Ngoài ra bảo hiểm con người cũng không được áp dụng nguyên tắc thế quyền. Cụ thể trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong do bên thứ ba trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả như thỏa thuận trong hợp đồng. Doanh nghiệp hoàn toàn không có quyền thay thế người được bảo hiểm để đòi bên thứ ba.
Như vậy có thể thấy dựa trên những điều đã phân tích thì tham gia bảo hiểm là phương pháp tiết kiệm có thể nói là hiệu quả nhất, vừa được bảo vệ vừa được tích lũy giúp chúng ta có thể trân trọng sức lao động của mình và trân trọng những khoảng thời gian tiết kiệm tiền để không phải thực hiện kế hoạch lại từ đầu nếu không may gặp rủi ro mà vẫn thực hiện được những mục tiêu học vấn cho con, an nhàn hưu trí một cách trọn vẹn nhất.
Trên đây là thông tin do