Họp đại hội cổ đông bất thường nhưng thành viên không tham gia. Đại diện pháp luật công ty cổ phần có thể tự quyết định giải thể doanh nghiệp không?
Họp đại hội cổ đông bất thường nhưng thành viên không tham gia. Đại diện pháp luật công ty cổ phần có thể tự quyết định giải thể doanh nghiệp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Quý Luật sư! Hiện tôi có một vấn đề khúc mắc mong Quý luật sư phúc đáp giúp tôi. Cách đây 1 năm tôi có tham gia cùng 2 người khác để mở công ty. Cơ cấu cổ phần trên giấy phép ĐKKD do sở kế hoạch đầu tư cấp như sau: Đức Hòa: 20% hiện đang là đại diện pháp luật và Giám Đốc;Tuấn Anh: 45% hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị.; mẹ Tuấn Anh: 35%. Sau 1 năm hoạt động, do công ty không hề có vốn nên không phát sinh các khoản nợ kinh doanh, hay khoản doanh thu nào. Hiện nay tôi có nhu cầu muốn thoát vốn khỏi công ty tuy nhiên 2 cá nhân còn lại coi như không biết. Tôi đã liên hệ rất nhièu lần để bàn cách cho tôi thoát khỏi đại diện pháp luật và cơ cấu vốn công ty nhưng 2 cá nhân trên không gặp mặt. Tôi đã tổ chức đại hội cổ đông bất thường lần 1 để triệu tập nhằm giải quyết vấn đề giải thể doanh nghiệp hoặc cho tôi thoát khỏi cổ đông nhưng 2 cá nhân trên không tham gia. Hơn 1 tháng sau, tôi triệu tập đại hội cổ đông bất thường lần 2 nhưng cả 2 đại diện trên vẫn không tham gia. Một tháng tiếp theo, tôi tiếp tục triệu tập đại hội cổ đông bất thường lần 3. Hai cá nhân trên vẫn không tham gia. Xin cho tôi hỏi, tôi có thể đơn phương ký vào biên bản của đại hội cổ đông lần 3 và nộp đơn xin giải thể doanh nghiệp hay không. Xin trân trọng cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật doanh nghiệp 2014
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định của
– Thông qua định hướng phát triển của công ty;
– Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
– Quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
– Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
– Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
– Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
– Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
– Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
– Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Khoản 1 Điều 136 Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
“1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp.”
Theo quy định tại Điều 141 Luật doanh nghiệp 2014 về điều kiện để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
“1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 139 của Luật này”.
Theo thông tin bạn cung cấp bạn đã tổ chức 3 lần hội đồng cổ đông bất thường: Lần 1 để triệu tập nhằm giải quyết vấn đề giải thể doanh nghiệp hoặc cho bạn thoát khỏi cổ đông nhưng Tuấn Anh và mẹ Tuấn Anh (2 cổ đông nắm 80% cổ phần công ty) lại không tham gia. Hơn 1 tháng sau, bạn triệu tập đại hội cổ đông bất thường lần 2 nhưng cả 2 người trên vẫn không tham gia. Một tháng tiếp theo, bạn tiếp tục triệu tập đại hội cổ đông bất thường lần 3 và 2 người trên trên vẫn không tham gia. Theo như quy định trên, bạn có thể tiến hành họp đại hội cổ đông bất thường từ lần thứ ba trở đi mà không bắt buộc phải có sự tham gia của 2 thành viên còn lại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 144
1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
Nếu Điều lệ công ty bạn không quy định khác thì việc giải thể công ty phải được ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành. Trong đó số phiếu biểu quyết được tính theo số cổ phần phổ thông đã đăng ký mua.
Theo bạn trình bày, bạn là người đại diện theo pháp luật của công ty và sở hữu tỷ lệ vốn góp là 20% (tương ứng với số phiếu biểu quyết là 20%). Như vậy nếu Điều lệ công ty không có quy định khác, bạn không được phép đơn phương quyết định giải thể công ty.